Trading involve risks and are not suitable for all investors. Please ensure you fully understand the risk involved.

Staking là gì? Làm sao để kiếm tiền từ staking coin? Mọi điều cần biết về Staking

Staking

Staking coin trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho những người tham gia thị trường tiền ảo thời gian gần đây, đặc biệt những người không có kinh nghiệm phân tích giá coin hoặc không có thời gian theo dõi thị trường.


Vậy staking là gì? Điều gì khiến staking trở nên phổ biến và cách thức staking coin thế nào? Bài viết hôm nay sẽ cung cấp tất cả những thông tin cần thiết cho bạn về staking.


1. Staking là gì?

Staking coin là một hình thức đầu tư trong thị trường tiền điện tử, trong đó người nắm giữ coin sẽ gửi coin (khoá coin) vào một staking pool, hoặc có thể là một ví điện tử để nhận thưởng. 


Thông qua staking coin, người tham gia sẽ giúp cho việc hỗ trợ phát triển mạng blockchain của đồng tiền đó. Đổi lại, họ sẽ nhận thưởng (thường là chính đồng coin đó) theo số lượng coin và thời gian staking.


Cơ chế hoạt động của staking


Cơ chế hoạt động của staking


Có thể hiểu đơn giản cơ chế hoạt động của staking chính là sử dụng coin có sẵn thêm vào một mạng lưới blockchain của coin đó để tạo ra một block mới. Khi một block mới được tạo ra thì một coin mới cũng được đúc ra và phân phối vào mạng lưới như một phần thưởng staking. 


Thông thường, phần thưởng này sẽ chính là coin mà người staking để gửi vào. Tuy nhiên, cũng có một số mạng lưới blockchain sẽ đúc một coin thưởng khác mà có thể chuyển đổi thành coin đã staking ban đầu. 


2. Phân loại cho staking coin?

Một số phân loại phổ biến staking coin bao gồm:


  • Staking đơn lẻ: Đây là dạng staking cơ bản nhất, trong đó một người dùng sẽ đặt cọc một số lượng coin hoặc token và trở thành một nút xác nhận giao dịch.


  • Staking nhóm: Trong dạng này, nhiều người dùng sẽ hợp tác và đặt cọc một số lượng coin hoặc token cùng một lúc và trở thành một nút xác nhận giao dịch cùng nhau.


  • Staking tổ chức: Trong dạng này, một tổ chức hoặc công ty sẽ đặt cọc coin hoặc token và cho phép người dùng staking của họ trên mạng.


  • Delegated Proof of Stake (DPoS): Đây là một giải thuật staking được sử dụng bởi một số blockchain, trong đó người dùng sẽ chọn một nút xác nhận giao dịch để delegate (ủy quyền) cho việc staking của họ.


Mỗi dạng staking đều có các điều kiện và lợi nhuận khác nhau, vì vậy staker cần hiểu rõ các điều khoản và điều kiện trước khi tham gia vào bất kỳ hoạt động staking nào.


Để hiểu rõ hơn về nền tảng công nghệ tạo ra hình thức staking, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cơ chế Proof of stake trong nội dung tiếp theo của bài viết.


mitrade$100 Cho Người Mới

✅Nhận ngay $10 sau khi mở tài khoản thành công 

✅Đừng bỏ lỡ cơ hội khi thị trường CRYPTO tăng mạnh


illustration


3. Proof of stake là gì?

Proof of stake (PoS) là một cơ chế đồng thuận được sử dụng để xác nhận giao dịch tiền ảo. Với cơ chế này, người sở hữu tiền điện tử có thể stake coin để trở thành một nút xác nhận giao dịch và nhận lợi nhuận.


Đồng coin đầu tiên sử dụng cơ chế PoS là Peercoin (PPC) vào năm 2012. Khi đó, mạng lưới coin này sử dụng đồng thời cả PoS và PoW. Từ đó tạo nền tảng cho các dự án coin khác sử dụng cơ chế này. Cơ chế PoS cũng loại bỏ hoàn toàn hoạt động mining coin từ cơ chế PoW trước đó, mà thay vào đó là sử dụng coin của mạng lưới để đúc ra coin mới. 


Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS


PoS

PoW

Năm phát triển 

2012

2008

Coin sử dụng đầu tiên

Peercoin (PPC)

Bitcoin (BTC)

Tạo coin mới

Staking

Mining

Ưu điểm 

– Giao dịch nhanh hơn và khả năng mở rộng cao. 

– Tiết kiệm năng lượng và ít ảnh hưởng tới môi trường.

– Tiết kiệm chi phí khai thác coin mới. 

– Tính bảo mật cao. 

– Khả năng nhận thưởng khai thác coin có thể lớn hơn cho người tham gia. 

Nhược điểm

– Có thể thiếu tính minh bạch và dễ bị tấn công do số lượng lượng tham gia khai thác cao. 

– Cần lượng tiền lớn đầu tư ban đầu lớn. 

– Khai thác coin cần thiết bị đắt tiền.

– Khả năng mở rộng thấp.

– Sử dụng năng lượng nhiều ảnh hưởng môi trường. 

– Tốc độ giao dịch chậm hơn và chi phí cao. 


Một trong những sự kiện lớn nhất trong thị trường tiền ảo liên quan đến PoS là sự kiện merge của blockchain Ethereum 2.0 vào tháng 9/2022, khi mạng lưới này chuyển đổi từ PoW sang PoS và kết thúc quá trình mining Ethereum, thay vào đó người dùng có thể staking ETH để nhận được.


Tuy nhiên, không phải tất cả các coin hoặc token sử dụng cơ chế PoS đều cho phép người dùng stake. Một số coin hoặc token sẽ yêu cầu một số lượng lớn hoặc một thời gian dài để stake, hoặc có thể cần phải tham gia vào một đội ngũ xác nhận giao dịch. 


7. Những coin có thể thực hiện staking

Điều kiện cần để các coin có thể thực hiện staking cần sử dụng cơ chế PoS. Tuy nhiên, việc cho phép cá nhân tham gia staking còn phụ thuộc vào nhà phát triển và cách thức hoạt động của dự án coin. 


Hiện nay có rất nhiều coin và token có thể stake, ví dụ như riêng sàn Binance cung cấp staking đến 341 coin & token. Các coin được staking phổ biến nhất hiện nay bao gồm:


·    Ethereum (ETH)

·    Cardano (ADA)

·    Solana (SOL)

·    BNB Chain (BNB)

·    USD Coin (USDC)

·    Dai (DAI)

·    Avalanche (AVAX)

·    Polkadot (DOT)

·    Polygon (MATIC)

·   Cosmos Hub (ATOM)

·    Tron (TRX)

·    Internet Computer (ICP)

·    Tether (USDT)


Thống kê các coin có lượng staking lớn nhất 2022

Thống kê các coin có lượng staking lớn nhất 2022 (Nguồn: Statistic)


Lưu ý: Danh sách trên có thể thay đổi theo thời gian. Trader vẫn nên tìm hiểu kỹ về các coin trước khi stake. 


4. Staking có phổ biến trên thị trường tiền ảo không?

Staking đang trở nên phổ biến trên thị trường tiền điện tử. Đây là một phương pháp cho phép người dùng giữ coin hoặc token của họ trên mạng để hỗ trợ việc xác nhận giao dịch và tăng cường sự bảo mật của hệ thống. Trong khi giữ coin hoặc token, người dùng có thể nhận được lợi nhuận nhất định, tùy thuộc vào loại coin hoặc token và hệ thống staking mà họ chọn.


Một trong những yếu tố giúp staking trở nên phổ biến chính là tính đơn giản của nó. Có thể so sánh staking với hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Thay vì việc phải theo dõi thị trường, phân tích xu hướng giá hay chịu các rủi ro cao trong giao dịch thì staking giúp người dùng kiếm lợi nhuận định kỳ mà không cần kiến thức chuyên sâu hay kinh nghiệm đầu tư nào.


Hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử lớn hiện nay đều cung cấp dịch vụ staking coin như Binance, Coinbase, Kraken… Theo thống kê từ Staked và Kraken, thì kết thúc năm 2022, PoS blockchain chiếm 23% tổng giá trị thị trường tiền điện tử. Giá trị staking ước lượng ~42 tỷ USD. 


Tuy nhiên, hoạt động staking coin cũng gặp phải nhiều trở ngại liên quan đến pháp lý. Gần đây nhất, ngày 9/2/2023, sàn Kraken đã phải dừng dịch vụ staking và nộp phạt 30 triệu USD cho Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) vì chưa đăng ký dịch vụ. 


Trước đó một ngày, CEO của CoinbaseCoinbasse, Brian Armstrong, cũng cảnh báo trên Twitter về việc SEC muốn dừng việc staking đối với nhà đầu tư cá nhân ở Mỹ.


Do sự phổ biến của staking và lợi ích mà nó cung cấp, nhiều nhà đầu tư và người dùng tiền điện tử đang chuyển đến staking như một phương pháp để tăng lợi nhuận và hỗ trợ việc phát triển của các hệ thống blockchain. 


Tuy nhiên, mức lợi nhuận staking cũng không cao so với hoạt động trading coin, nên thường được nhóm trader không ưa mạo hiểm lựa chọn hoặc phân bổ một phần nhỏ vốn vào staking để chia nhỏ rủi ro.


5. Cách thực hiện staking coin

Bạn có thể dễ dàng thực hiện staking coin theo các bước đơn giản dưới đây: 


Cách thực hiện staking coin


  • Bước 1: Chọn loại coin hoặc token cần stake: Người dùng chọn một loại coin hoặc token cho phép staking như sử dụng cơ chế PoS và có cung cấp dịch vụ staking.


  • Bước 2: Mua và chuyển coin vào ví tiền điện tử: Sau chọn coin, trader cần phải chuyển coin vào ví điện tử của mình để thực hiện bước tiếp theo.


  • Bước 3: Tham gia vào một pool hoặc đăng ký staking: trader cần đăng ký staking hoặc tham gia một pool staking tùy thuộc vào từng nhà cung cấp dịch vụ staking. Người dùng sẽ giữ coin hoặc token trong ví và cho phép chúng được sử dụng trong quá trình xác nhận giao dịch trên mạng lưới blockchain.


  • Bước 4: Nhận thưởng staking: Khi coin hoặc token được stake thành công, người dùng sẽ nhận được thưởng staking dựa trên số lượng coin hoặc token đã stake và thời gian giữ chúng.


Lưu ý rằng các chi tiết về staking có thể thay đổi tùy thuộc vào loại coin hoặc token và nền tảng hoặc dịch vụ staking được chọn. 


03 bước đơn giản để giao dịch toàn cầu với 50.000 vốn ảo miễn phí
1
ĐĂNG KÝ
Điền thông tin cá nhân vào biểu mẫu đăng ký
2
NẠP TIỀN
Nap vốn vào tài khoản giao dịch, tối thiểu là $50
3
GIAO DỊCH
Tìm kiếm cơ hội giao dịch và đặt lệnh mua bán
bannerBg


6. Những sàn cung cấp dịch vụ staking

Có rất nhiều sàn giao dịch tiền điện tử và nền tảng staking đang cung cấp dịch vụ staking cho người dùng. Một số sàn được đánh giá cao bao gồm:


  •  Binance: Là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới hiện nay về khối lượng giao dịch, cung cấp dịch vụ staking cho nhiều loại coin và token.


  • Kraken: Kraken là một sàn giao dịch tiền điện tử của Mỹ từ năm 2011, cung cấp dịch vụ staking.


  • Coinbase: Coinbase là một sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng và đã niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Nasdaq của Mỹ.


  • KuCoin: KuCoin là một sàn giao dịch tiền điện tử thành lập từ năm 2017 với mạng lưới hoạt động +200 quốc gia.


  • Stakingrewards.com: Stakingrewards.com là một nền tảng staking chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ staking cho một số coin và token.


Hiện nay, Binance cung cấp dịch vụ đăng ký staking tự động với 341 coin và token. Sau khi mua coin và chuyển tiền vào ví. Trader sẽ lựa chọn thời hạn staking và nhấn nút “đăng ký” để bắt đầu staking. 


16765381059066

Nguồn: Binance


8. Những lợi ích & rủi ro liên quan đến staking

Staking coin cũng là một hình thức đầu tư nên cũng có những lợi ích và rủi ro mà trader cần nhận biết trước khi tham gia.


Lợi ích của staking:


  • Lợi nhuận từ lãi suất stake: Khi tham gia staking, người dùng sẽ nhận được một khoản lãi tương đương với số lượng tiền stake ban đầu và thời gian giữ tiền.


  •  Tăng cường sự ổn định của mạng lưới: Staking cải thiện sự ổn định của mạng lưới bằng cách tăng số lượng người dùng, hỗ trợ xác nhận giao dịch và giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.


  • Tăng giá trị của đồng tiền: Staking có thể giúp tăng giá trị của đồng tiền điện tử do nó tạo ra một nhu cầu cho đồng tiền điện tử và tăng sự tin tưởng của cộng đồng trong đồng tiền điện tử đó.


  • – Dễ dàng sử dụng: Staking là một quá trình đầu tư đơn giản và dễ dàng sử dụng, với thời gian giữ tiền tùy ý và không cần bất kỳ kiến thức hoặc kinh nghiệm đặc biệt.


Rủi ro của staking:


  •  Mức độ an toàn: Tiền ảo được giữ trong ví tiền điện tử của người dùng, vì vậy có rủi ro bị hacker tấn công hoặc mất ví.


  • Biến động giá: Giá trị của đồng tiền điện tử có thể giảm hoặc tăng mạnh, vì vậy người dùng cần phải chịu rủi ro về giá trị của đồng tiền điện tử mà họ đang giữ.


  • Rủi ro về phát triển của mạng lưới: Nếu mạng lưới không phát triển như mong đợi hoặc có vấn đề bảo mật, giá trị của đồng tiền điện tử có thể giảm.


  • Thay đổi về lãi suất stake: Lãi suất staking có thể thay đổi theo thời gian và có thể không đạt mức mong đợi.


Vì vậy, trước khi tham gia staking, người dùng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về những rủi ro và lợi ích của quá trình staking để quyết định xem liệu việc này phù hợp với chiến lược đầu tư của mình không.


9. Lời kết

Staking có thể là một cách đơn giản và an toàn để kiếm lợi nhuận trong thị trường tiền điện tử nhưng không đảm bảo loại bỏ 100% rủi ro cho người tham gia. 


Thông qua bài viết, hy vọng bạn có được những kiến thức cơ bản về staking để đưa ra lựa chọn chiến lược đầu tư hợp lý.

Khám phá thêm​

03 bước đơn giản để giao dịch toàn cầu với 50.000 vốn ảo miễn phí