Stablecoin hiện đang là để tài nóng trên thị trường hiện tại. Nó là đồng tiền điện tử được gắn giá trị với tài sản cơ sở như đồng USD hay Vàng.v.v. Vì thế mà các đồng stablecoin thường ít biến động hơn các đồng coin như Bitcoin, ethereum.
Dù hình thức đầu tư có phần khác với các đồng coin truyền thống tuy nhiên stablecoin vẫn có sự phát triển nhanh chóng. Vốn hóa thị trường của stablecoin liên tục tăng kể từ năm 2020 và đã vượt qua mốc 100 tỷ USD trong năm 2021
Top vốn hóa thị trường của stablecoin năm 2024 – Nguồn Forces.com
Do đó các nhà đầu tư tiền điện tử luôn có 2 sự lựa chọn đó là đầu tư các đồng coin có biến động mạnh hoặc nắm giữ các stablecoin tiềm năng. Dù stablecoin không biến động nhưng nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro cần chú ý.
Vậy thực chất stablecoin là gì, nó có những gì khác biệt so với các đồng coin thông thường? Cùng mình vào bài viết lần này để hiểu rõ hơn!
Theo sát hơn 400 thị trường hot trên Mitrade
- Phổ biến
- Ngoại hối
- Hàng hóa
- Chỉ số
- Chứng khoán
- Tên
- Mua
- Bán
- Thay đổi
1. Stablecoin là gì? Tổng quan về thị trường stablecoin
Stablecoin là loại tiền điện tử được gắn giá trị cố định với một tài sản khác thường là tiền tệ như USD, Euro hoặc là hàng hóa như Vàng.v.v. Nếu hiểu đơn giản thì stable sẽ giống như một tài sản thực tế được chuyển sang dạng kỹ thuật số.
Khi Stablecoin được sinh ra, các tổ chức phát hành đồng coin này sẽ có một kho lưu trữ tài sản cơ sản cơ bản, cụ thể là các tài sản được gắn với đồng stablecoin. Ví dụ nếu stablecoin được gắn với đồng đôla Mỹ theo tỷ lệ 1:1. Như vậy nếu có 1 triệu stablecoin đang lưu thông trên thị trường thì tổ chức phát hành cũng phải có ít nhất 1 triệu USD đang được lưu trữ trong ngân hàng.
Cấu trúc hình thành của stablecoin khác hoàn toàn so với các đồng coin khác như bitcoin hay ethereum vốn không được gắn với tài sản nào cả. Thay vào đó, đồng stablecoin có biến động thấp hơn rất nhiều so với các đồng coin còn lại.
Hiện nay stablecoin đã phát triển và sinh ra nhiều loại khác nhau. Cùng mình đi sâu vào bài viết để tìm hiểu rõ hơn!
● Một số đặc tính của Stablecoin
● Tổng quan về thị trường stablecoin
Thị trường stablecoin hiện đang chiếm khoảng 4% trên tổng giá trị của thị trường tiền điện tử. Và hiện tại có khoảng hơn 50 sàn lớn nhỏ đã niêm yết các stablecoin phổ biến như Tether, SteemDollar, Paxos..v.v
Đồng stablecoin thành công và nổi tiếng nhất hiện tại chính là Tether (USDT). Đây là đồng coin đang đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng vốn hóa thị trường. Các nhà giao dịch coin thường dùng USDT là phương tiện thanh toán, lưu trữ và chuyển đổi qua lại giá trị các đồng coin khác.
Nguồn: coinmarketcap
Điều này được thể hiện ở khối lượng giao dịch của Tether khi có đến hơn 73 tỷ USD được giao dịch mỗi ngày. Khối lượng giao dịch hàng ngày của Tether thậm chí còn cao hơn cả Bitcoin và ethereum.
● Vậy tại sao phải sử dụng stablecoin?
Các nhà giao dịch sử dụng stablecoin vì 2 mục đích chính:
Dùng để thanh toán
Ngay cả đồng coin coin lớn nhất thị trường là Bitcoin cũng có những biến động vô cùng khó lường. Chưa hết năm 2021 nhưng đồng Bitcoin đã từng cán mốc 60.000$ nhưng cũng đã có lúc giảm xuống dưới 40.000$.
Với biến động như vậy thật khó để các doanh nghiệp và các cổng thanh toán sử dụng bitcoin là phương tiện thanh toán. Thay vào đó các stablecoin có biến động cực kỳ thấp nhưng vẫn giữ được những tiện ích vốn có của tiền điện tử, vì thế stablecoin được sử dụng nhiều để thanh toán.
Dùng để trú ẩn an toàn
Chính tính chất ít biến động của mình, stablecoin cũng được sử dụng để trú ẩn an toàn. Khi thị trường tiền điện tử có biến động, các nhà đầu tư thường chuyển coin đang nắm giữ sang stablecoin như USDT để nắm giữ. Chờ khi biến động đi qua, họ sẽ lại chuyển từ USDT về coin cũ. Như vậy có thể giúp họ tránh được khoản thua lỗ nặng nó thị trường giảm mạnh.
Có thể thấy Stablecoin có nhiều công dụng hữu ích, vậy nó có xứng đáng là một khoản đầu tư tiềm năng? Cùng mình đến phần tiếp theo.
3. Có nên mua stablecoin
Biểu đồ giá trị thị trường và tỷ giá hoái đối của USDT, nguồn blockchain.com
Như biểu đồ có thể thấy giá của USDT đã có thời điểm giao động từ 1$ lên 1,3$ sau khi cán mốc 1$. Do đó nhiều nhà đầu tư lựa chọn việc mua stablecoin tiềm năng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên không phải stablecoin nào cũng đạt được thành công và vị thế như USDT hiện tại. Do đó trước khi đầu từ và stablecoin, các nhà đầu tư cần lưu ý điều sau:
● Nếu bạn mua với mục đích đầu tư
Điều này là không nên vì các stablecoin rất ít biến động. Trong khi đó lợi nhuận từ việc đầu tư coin phụ thuộc hoàn toàn vào biến động giá coin. Thay vào đó bạn nên chọn các đồng coin khác có biến động để lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên nếu bạn là một nhà đầu tư mới thì hãy nên chọn các đồng coin chính như Bitcoin, Ethereum, Litecoin..v.v. Các đồng coin này là các đồng coin phổ biến vừa có biến động vừa có tính an toàn cao hơn.
● Nếu bạn mua với mục đích lưu trữ, nắm giữ
Nếu bạn chỉ muốn nắm giữ tiền điện tử thì việc mua stablecoin là tương đối hợp lý. Bạn chưa sẵn sàng đầu tư tiền điện tử nhưng vẫn muốn nắm giữ một ít để tìm hiểu và theo dõi thị trường. Stablecoin sẽ là lựa chọn phù hợp, bạn có thể nắm giữ nó trong thời gian dài mà không lo sợ về biến động giá.
Và khi bạn đã đủ kiến thức và tự tin bạn có thể chuyển đổi số stablecoin đó sang đồng coin yêu thích để đầu tư. Tuy nhiên cũng không phải bất cứ đồng stablecoin nào cũng có thể làm điều này được. Vì những đồng stablecoin được gắn giá trị với hàng hóa như Vàng hoặc gắn với đồng tiền điện tử khác vẫn có những biến động đáng kể.
Dù được cho là an toàn và ít biến động nhưng stablecoin cũng ẩn chứa các rủi ro riêng. Cùng mình đi đến phần tiếp theo để xem các rủi ro của stablecoin nhé.
4. Những rủi ro tiềm năng đứng sau stablecoin
Dưới đây là các rủi ro mà stablecoin có mà bạn cần lưu ý
Rủi ro phụ thuộc vào thị trường tài chính truyền thống
Các stablecoin được gắn với tiền tệ pháp định hay tài sản truyền thống khác luôn tiềm ẩn rủi ro này. Ví dụ như USDT, đồng stablecoin được gắn với đồng USD. Lúc này đồng USDT sẽ bị ảnh hưởng hoàn toàn giống với đồng USD truyền thống.
Ví dụ như bị ảnh hưởng bởi kinh tế Mỹ, chính sách đối ngoại Mỹ..v.v bất cứ tin tức nào ảnh hưởng đến đồng đôla thì cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng USDT. Các đồng stablecoin khác cũng vậy, chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh..v.v
Rủi ro tập trung hóa
Phần lớn các đồng stablecoin đều do một tổ chức nắm quyền kiểm soát việc phát hành và cung cấp. Điều này giống như hoạt động của các ngân hàng, quốc gia với tiền pháp định. Và điều này hoàn toàn đi ngược với bản chất của tiền điện tử. Vì thế stablecoin có rủi ro trong việc bị thâu tóm, thiếu tính phi tập trung
Rủi ro về pháp lý
Các đồng stablecoin được nhiều ngân hàng ứng dụng trong hoạt động của mình. Tuy nhiên khi có một hoặc nhiều hơn một quốc giá đưa ra lệnh cấm với stablecoin sẽ khiến nó bị ảnh hưởng rất nhiều. Và rủi ro lớn nhất chính là việc các ngân hàng rời bỏ stablecoin, các doanh nghiệp và công ty ngừng chấp nhận stablecoin.
Rủi ro các dự án lừa đảo
Các dự án stablecoin rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên không phải dự án nào cũng thành công. Thậm chí còn có rất nhiều dự án ma mọc lên với mục đích là lừa đảo người thiếu kiến thức. Vì thế nhà đầu tư cần thực sự cảnh giác trước các dự án này, cần tìm hiểu rõ về nguồn gốc, tổ chức đứng sau, đội ngũ phát triển..v.v của stablecoin
Vừa rồi là 4 rủi ro lớn theo quan điểm cá nhân của mình, cùng mình đến phần tiếp theo để tìm hiểu về các loại stablecoin phổ biến.
5. Các loại stablecoin phổ biến
Phân loại các stablecoin sẽ dựa trên tài sản được gắn với nó.
Các stablecoin được gắn với hàng hóa
Các stablecoin được gắn với hàng hóa và phổ biến nhất chính là vàng và bất động sản. Giá trị của đồng stablecoin này sẽ biến động hoàn toàn theo biến động của tài sản. Những người nắm giữ stablecoin này cũng được xem nhưng đang nắm giữ tài sản hữu hình với giá trị thực.
Điều này giúp giải quyết các vấn đề về sự linh hoạt, giúp mọi người trên thế giới đều có thể đầu tư Vàng. Hoặc thậm chí bạn có thể đầu tư bất động sản ở bất cứ quốc gia nào dù cho bạn không đặt chân đến đó. Một ví dụ điển hình cho loại stablecoin này chính là Digix Gold, stablecoin được gắn với Vàng.
Các stablecoin được gắn với tiền pháp định
Đây là các stablecoin được gắn giá trị 1:1 với tiền pháp định. Và đồng tiền phổ biến nhất chính là USD. Loại stablecoin này trên thị trường còn được gọi với cái tên khác như Custodial hay Centralized Stablecoin.
Về cơ bản, những tổ chức nắm giữ stablecoin này sẽ có một khoản dự trữ tiền pháp định bằng với số Stablecoin được phát hành. Khi đó bất cứ ai muốn đổi stablecoin thành tiền pháp định họ sẽ lấy tiền từ kho lưu trữ và chuyển đến tài khoản ngân hàng của người đó.
Các stablecoin được gắn với đồng tiền điện tử khác
Các đồng stablecoin này được sinh ra với mục đích được hỗ trợ sự phi tập trung nhiều hơn so với tiền pháp định. Ngoài ra để đảm giảm rủi ro về biến động giá, các stablecoin này thường được thế chấp ở mức đã ước lượng rủi ro. Ví dụ đồng stablecoin được gắn với ETH, lúc này để nhận được giá trị 500$ của stablecoin bạn cần ký gửi 1000$ ETH.
Các stablecoin không được gắn với tài sản nào
Việc này lấy ý tưởng từ đồng USD và Vàng. Đồng USD từng được hỗ trợ bởi Vàng, nhưng sau đó đồng Đôla được tách ra và đã hoàn toàn ổn định khi mọi người đã tin vào giá trị của chúng. Các đồng stablecoin này cũng tương tự như vậy và chúng sử dụng thuật toán để kiểm soát nguồn cung.
Khi nhu cầu tăng lên, các stablecoin mới sẽ được tạo ra để đưa giá trị của nó quay trở lại bình thường. Ngược lại khi giá của đồng stablecoin này giảm nó sẽ được mua lại để giảm nguồn cung trên thị trường.
6. TOP 5 stablecoin phổ biến nhất năm 2024
Số 1: Tether (USDT) – Stablecoin được gắn với tiền pháp định
Tether là đồng stablecoin được ra mắt từ năm 2014 và được phát hành bởi công ty Tether Limited. Đồng tiền này được được gắn giá trị với tiền pháp định là USD tỉ lệ 1:1. Tether hiện đang là đồng stablecoin ổn định và nổi tiếng nhất trong thế giới tiền điện tử. Tether cũng được biết đến với khả năng bảo mật, tích hợp trơn tru và tốc độ giao dịch nhanh
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Số 2: True USD (TUSD) – Stablecoin được gắn với tiền pháp định
True USD là đồng stablecoin được tạo trên nền tảng Trust Token. Đồng stablecoin này được hỗ trợ 100% bởi đồng đôla Mỹ với tỉ lệ 1:1 và cũng là đồng stablecoin có tính thanh khoản cao nhất trên thị trường. True USD cũng cấp chi phí giao dịch thấp nhưng lãi suất lại cao hơn so với tiền pháp định
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Số 3: Dai (DAI)
Dai (DAI) là một đồng stablecoin phi tập trung được xây dựng trên nền tảng Ethereum. Khác với các stablecoin khác được neo giá trị với tiền pháp định như đô la Mỹ, Dai sử dụng một hệ thống phức tạp dựa trên hợp đồng thông minh để duy trì giá trị ổn định.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Số 4: USD coin (USDC) – Stablecoin được gắn với tiền pháp định
USDC là stablecoin đực ra mắt từ tháng 9/2018 bởi công ty Circle. Đây là một stablecoin được bảo chứng bởi đồng USD theo tỷ lệ 1:1. USDC cũng là đồng stablecoin được hỗ trợ bởi sàn Coinbase, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất, uy tín nhất trên thế giới.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Số 5: First Digital USD (FDUSD)
First Digital USD (FDUSD) là một đồng stablecoin được xây dựng trên nền tảng Ethereum và tuân thủ chuẩn ERC-20. Giống như các stablecoin khác, FDUSD được thiết kế để duy trì giá trị ổn định so với đồng đô la Mỹ ở tỷ lệ 1:1
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
7. Ứng dụng stablecoin
Các stable thực sự có nhiều ứng dụng trong thế giới thực. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật:
Ứng dụng | Ý nghĩa |
Trở thành đơn vị tiền tệ thay thế | Nó có thể thay thế tiền pháp định và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như nếu stablecoin phổ biến bạn có thể sử dụng nó để thanh toán các hóa đơn, chi trả các khoản sinh hoạt hoặc đi ăn nhà hàng mà không cần mang theo tiền mặt. Đây là một ứng dụng tuyệt vời, tuy nhiên cần có nhiều thời gian để nó chứng minh tính hữu dụng đó. |
Chuyển tiền nhanh chóng và chi phí thấp | Việc chuyển hoặc nhận tiền của người thân từ nước ngoài thực sự rất phức tạp. Bạn cần thông qua một bên trung gian mới có thể thực hiện được việc này. Và nó sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian, thường là từ 2-5 ngày, ngoài ra chi phí giao dịch cũng rất đắt đỏ. Stablecoin thực sự đang giải quyết vấn đề này. Bạn có thể gửi và nhận stablecoin với người thân chỉ trong tích tắc. Và đổi stablecoin sang tiền pháp định với chi phí rẻ hơn nhiều. |
Bảo vệ chống lại lạm phát | Trong trường hợp đồng tiền quốc gia của bạn bị sụp đổ về giá trị. Ví dụ điển hình như siêu lạm phát xảy ra tại Venezuela. Bạn có thể nhanh chóng chuyển đồng tiền đang bị sụp đổ đó lấy các stablecoin được hỗ trợ bởi USD hoặc Vàng để bảo toàn giá trị. |
Cải thiện việc giao dịch tiền điện tử | Rất ít sàn giao dịch tiền điện tử hiện tại hỗ trợ tiền pháp định do các quy định nghiêm ngặt của mỗi quốc gia. Và stablecoin đã giúp các sàn dễ dàng giải quyết vấn đề này. Bạn chỉ cần dùng tiền pháp định để mua stablecoin và dùng stablecoin để đổi sang các đồng coin khác. |
8. Lời kết
Qua bài viết lần này mình hy vọng các bạn đã có thêm hiểu biết về stablecoin. Đây là đồng coin mang tính lưu trữ và thanh toán chuyển đổi hơn là đầu tư. Nó có tính biến động không cao vì thế nếu bạn thực sự muốn đầu tư tiền điện tử thì có thể lựa chọn các đồng coin chính khác.
Ngoài ra bạn hãy cần nhắc và tìm hiểu kỹ về các stablecoin trước khi quyết định nắm giữ chúng. Chúc các bạn thành công!