Trong thế giới tài chính hiện đại, DeFi (Decentralized Finance) đang nổi lên như một hiện tượng cách mạng, mang lại những cơ hội và thách thức mới cho người dùng toàn cầu. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain, DeFi hứa hẹn mang đến một hệ thống tài chính phi tập trung, minh bạch và không cần qua trung gian.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng to lớn, cũng không thiếu những lo ngại về rủi ro và lừa đảo. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DeFi, xem xét liệu nó có thực sự đáng tin cậy hay không, và giới thiệu 10 dự án DeFi coin tiềm năng trong năm 2024.
- Phổ biến
- Ngoại hối
- Hàng hóa
- Chỉ số
- Chứng khoán
- Tên
- Mua
- Bán
- Thay đổi
1. DeFi là gì? Dự án DeFi là lừa đảo không
DeFi là viết tắt của từ Decentralized Finance được dịch là tài chính phi tập trung. Trong đó các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính đều là phi tập trung. Như vậy trong DeFi bên thứ ba sẽ được lược bỏ, đề cao tính minh bạch và giảm thiểu chi phí.
Hiện tại mạng lưới Ethereum là nền tảng có nhiều ứng dụng DeFi hoạt động nhất. Ngoài ra còn có các blockchain của IOST, EOS, TRON.
Để dễ hiểu hơn hãy cùng mình xem qua về CeFi.
Defi là tài chính phi tập trung còn CeFi lại là tài chính tập trung. Trong Cefi các tài sản, sản phẩm và dịch vụ đều được ủy thác cho một tổ chức.
Ví dụ về hình thức CeFi trong thị trường tài chính truyền thống:
Tiền pháp định, hệ thống ngân hàng (Vietcombank, BIDV, ACB..v.v), cổng thanh toán điện tử (Momo, Paypal, Zalo Pay..v.v), các công ty bảo hiểm (Manulife, baoviet..v.v)
Như vậy có thể thấy rằng CeFi là các tổ chức tài chính quen thuộc hiện hữu xung quanh đời sống của chúng ta.
Defi ra đời nhằm mục đích tạo ra hệ thống tài chính mở. Ở đó bạn có thể tự do kiểm soát tài sản của mình. Một số đặc điểm mà DeFi có gồm:
Đặc điểm chính | Ưu điểm chính |
|
|
Vậy DeFi hoạt động như thế nào?
Defi không chịu sự chi phối của bất cứ tổ chức nào, mà nó hoạt động được dựa trên smart contract (hợp đồng thông minh)
Trong DeFi có những gì?
Nếu tính đến năm 2021 trong DeFi có:
Nền tảng vay và cho vay
Các sàn giao dịch phi tập trung
Các đồng stablecoin phi tập trung
Các hình thức thanh toán phi tập trung
Các dự án phái sinh phi tập trung.
Bước sang năm 2023 này, DeFi đã không còn gói gọn trong các hạng mục trên mà đã phát triển thành một hệ sinh thái đa dạng.
Như vậy có thể thấy rằng DeFi không phải là lừa đảo, đây là thị trường tài chính phi tập trung. Thị trường này trái ngược với thị trường Cefi truyền thống. Hay nói cách khác DeFi chính là phiên bản kỹ thuật số của Cefi.
Nào hãy cùng mình đến phần tiếp theo để tìm hiểu về hiệu suất đầu tư DeFi coin.
2. Hiệu suất đầu tư DeFi coin
Trước khi nói về hiệu suất đầu từ DeFi coin hãy cùng nhìn lại thị trường DeFi. Theo thống kê từ Messari tính đến ngày 16/06/2024 chúng ta có #144 dự án Defi, vốn hóa thị trường của DeFi đạt 96,08 tỷ USD. Khối lượng giao dịch trong ngày đạt 3,1 tỷ USD.
Trong đó có nhiều coin DeFi đạt hiệu suất tương đối ấn tượng như hình dưới đây:
Danh sách các defi coin nổi tiếng. Nguồn: Coinmarketcap
Đang đứng đầu về vốn hóa trong thị trường DeFi là Avalanche với vốn hoá ~ 11,808 tỷ USD. Tính cho đến hiện tại, khối lượng giao dịch trong vòng 24h của các sàn DEX (phi tập trung) đạt khoảng 2.5 tỷ Đô la, lượng truy cập DEX hàng tháng đạt 117 triệu lượt, 296 loại tài sản đang được giao dịch trên các sàn phi tập trung (DEX) .
Đây là các con số ấn tượng cho thấy sự phát triển của các sàn DEX-phi tập trung, đặc biệt là sau sự kiện sụp đổ của sàn CEX lớn thứ 3 thị trường tiền điện tử FTX.
Danh sách các DEX Token nổi tiếng. Nguồn: Coinmarketcap
Kể từ thời điểm gia mắt 2019, thị trường Defi đã có những bước phát triển vượt bậc, các sản phẩm mới được ra mắt và thu hút được sự quan tâm lớn của thị trường.
Cụ thể, Compound Labs đã ra mắt Compound Treasury, đây là một sản phẩm được thiết kế cho các doanh nghiệp phi tiền điện tử và các tổ chức tài chính muốn tham gia vào khai thác lãi suất tiền điện tử.
Uniswap đã khởi chạy bản cập nhật mới nhất V3 với nhiều tính năng vượt trội, các sản phẩm cung cấp thanh khoản – Liquidity pool, các sản phẩm phái sinh được xây dựng và bắt đầu những thành quả nhất định như Synthetic, DYDX,…
Compound Labs đã hợp tác với Fireblocks và Circle tạo ra sản phẩm cho phép các tổ chức truy cập lãi suất USDC trên Compound. Từ đó các tổ chức tài chính sẽ không cần phải lo lắng về những phức tạp liên quan đến tiền điện tử.
Tổng quan lại thì thị trường DeFi hiện đang có những phát triển tương đối ấn tượng. Tuy nhiên thị trường coin nhất là các token luôn có biến động mạnh. Vì thế hiệu suất này có thể thay đổi rất nhanh. Các nhà đầu tư không nên nhìn vào hiệu suất tuần hay ngày để nhận định về coin DeFi. Thay vào đó hãy đánh giá coin DeFi thông qua các dự án, các dự án tiềm năng sẽ cho lợi nhuận tốt và đạt hiệu quả cao.
Cùng mình đến phần tiếp theo để xem top 10 dự án DeFi tiềm năm trong năm nay.
4. Những rủi ro khi giao dịch các DeFi coin
Không thể phủ nhận việc đầu tư DeFi coin mang lại lợi nhuận lớn. Nhưng cũng cần cảnh giác với các rủi ro về sản phẩm DeFi, dưới đây sẽ là một số rủi ro cần lưu ý:
● Rủi ro dự án lừa đảo
Đây là rủi ro lớn nhất và cũng là phổ biến nhất. Nhìn lại quá khứ thời điểm 2017-2018 là thời điểm bùng nổ của các dự án ICO. Nhưng thống kê cũng cho thấy phần lớn các dự án ICO đều được gắn mác lừa đảo. Đã có rất nhiều dự án DeFi lừa đảo được phanh phui nhưng những kẻ lừa đảo cũng ngày càng tinh vi. So với ICO thì DeFi có tỷ lệ lừa đảo cao hơn do thị trường này thiếu tính kiểm soát hơn
● Rủi ro chưa được pháp luật công nhận
Các sản phẩm DeFi hay tiền điện tử ở Việt Nam hiện vẫn chưa được chính thức công nhận. Các sàn DeFi hay giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam đều là các sàn không có giấy phép. Vì thế trong trường hợp rủi ro xảy ra nhà đầu tư sẽ không được bảo vệ bởi nhà nước hay cơ quan quản lý nào.
● Rủi ro smart contract
Smart contract là hợp đồng thông minh, đây là một dạng phần mềm giúp ghi lại thỏa thuận giữa các bên và thực hiện tự động. Do đó hacker có thể tấn công vào phần mềm này do các lập trình viên vô tình để lại các lỗ hổng.
Một khi hacker có thể xâm nhập được, các giao dịch của bạn chắc chắn sẽ gặp xáo trộn, trên thực tế nhiều sàn DEX đã bị hacker tấn công và sụp đổ nhanh chóng. Người thiệt hại nhất lúc này không ai khác chính là các nhà đầu tư.
● Rủi ro biến động tiền điện tử
Hiện tại hầu hết các dự án DeFi đều dựa trên nền tảng Ethereum. Vì thế khi giá đồng ETH giảm mạnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều để các DeFi coin khác. Cụ thể thì vào tháng 3 năm 2020, khi dịch bệnh hoành hành giá ETH sụt giảm nghiêm trọng. Thời điểm đó đã có hơn 3000 nhà đầu tư cáo buộc Maker Foundation vì làm thiệt hại hơn 8 triệu $ trên giao thức của họ.
● Rủi ro về thanh khoản
Thị trường DeFi có nhiều nhà đầu cơ so với thị trường coin truyền thống. Do tính biến động cao và lợi nhuận khủng mang lại. Tuy nhiên tính thanh khoản của thị trường này cũng biến động khó lường. Nhất là thời điểm giá các DeFi coin tăng mạnh.
Đây là thời điểm các nhà đầu tư chỉ muốn bán tháo nhằm thu về lợi nhuận tối đa. Tình trạng quá bán sẽ xảy ra dễ khiến đồng coin lại nhanh chóng sụt giảm.
● Rủi ro về kiến thức
Mặc dù DeFi là rất tiềm năng, vì thế nó sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư. Nhưng thị trường này không dành cho các “tay mơ”. Bởi lẽ thị trường DeFi có tốc độ thay đổi rất nhanh, đòi hỏi nhà đầu tư phải liên tục cập nhật các tin tức mới. Vì thế chỉ cần lơ là cảnh giác hoặc thiếu thông tin, chủ quan trong đầu tư sẽ rất dễ dẫn đến thua lỗ.
3. Top 10 các dự án DeFi coin tiềm năng 2024
Trong phần này mình sẽ đánh giá 10 đồng DeFi coin tiềm năng theo số liệu do Coinmarketcap cung cấp.
Số 1: Uniswap
Vốn hóa thị trường | 6,83 tỷ $ |
Khối lượng giao dịch 24h | 323 triệu $ |
Ký hiệu | UNI |
Giá | 11,37 |
Total Supply | 1.000.000.000 |
Uniswap được ra mắt từ tháng 11 năm 2018. Uniswap có 2 chức năng chính gồm Swap và Pool. Trong đó swap là hình thức hoán đổi, tính năng này cho phép bạn hoán đổi ETH sang các token ERC-20 khác nhau. Còn Pool là tính năng giúp người dùng kiếm tiền thông qua việc trở thành Liquidity Pool – LP (nhà cung cấp thanh khoản).
Uniswap (UNI) là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hàng đầu và là một dự án tiêu biểu trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi). Nền tảng này cho phép người dùng giao dịch các loại tiền điện tử mà không cần thông qua một trung gian, giúp tăng cường tính minh bạch và giảm chi phí giao dịch. UNI, token quản trị của Uniswap, cho phép chủ sở hữu tham gia vào quá trình quản trị và đưa ra quyết định liên quan đến sự phát triển của nền tảng. Với cơ chế cung cấp thanh khoản tự động và khả năng tích hợp với nhiều dự án DeFi khác, Uniswap đã trở thành một trong những dự án DeFi có tiềm năng lớn nhất hiện nay
Số 2: Chainlink(LINK)
Vốn hóa thị trường | 8 tỷ $ |
Khối lượng giao dịch | 467,92 triệu $ |
Ký hiệu | XRD |
Giá | 13,63$ |
Total Supply | – |
Chainlink là một mạng lưới oracle (trung gian) phi tập trung được xây dựng trên nền tảng Ethereum. Mạng lưới này được thiết kế để chuyển giao dữ liệu không thể bị thao tác từ nguồn ngoài chuỗi khối đến các hợp đồng thông minh. Chainlink được tạo ra vào năm 2017 bởi Sergey Nazarov và Steve Ellis, cùng với sự tham gia của Giáo sư Ari Juels từ Đại học Cornell.
Mạng lưới Chainlink cho phép các ứng dụng blockchain truy cập thông tin từ các nguồn bên ngoài một cách an toàn và tin cậy, mở rộng khả năng của các hợp đồng thông minh. Ngoài việc chuyển giao dữ liệu, Chainlink còn có thể thực hiện các chức năng tính toán ngoài chuỗi khối như tạo số ngẫu nhiên có thể xác minh và cung cấp nguồn dữ liệu. Chainlink sử dụng token LINK làm phương tiện thanh toán cho các nút vận hành mạng lưới.
Số 3: Aave
Vốn hóa thị trường | 1,267 tỷ $ |
Khối lượng giao dịch | 57 triệu $ |
Ký hiệu | AAVE |
Giá | 85,34$ |
Total Supply | 16.000.000 |
Aave được ra mắt với tên gọi ETHLend vào tháng 11 năm 2017 nhưng sau đó được đổi tên thành Aave vào tháng 9 năm 2018. Aave được sinh ra với mục đích giải quyết mục đích thiếu hụt thanh khoản cho vay trong tài chính phi tập trung trên Ethereum tại thời điểm đó.
Aave cho phép người dùng vay và mượn tiền điện tử theo phương thức phi tập trung. Không có trung gian tham gia và không cần tài liệu KYC hoặc AML (phòng chống rửa tiền).
Số 4: Stacks (STX)
Vốn hóa tdị trường | 2,8 tỷ $ |
Khối lượng giao dịch 24h | 85 triệu $ |
Ký hiệu | STX |
Giá | 1,93 $ |
Total Supply | 1.818.000.000 |
Stacks (STX) là một nền tảng blockchain độc đáo với mục tiêu mang lại tính năng hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung (DApp) cho Bitcoin. Stacks giúp mở rộng khả năng của Bitcoin bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh và giao thức Proof of Transfer (PoX), cho phép người dùng kiếm thưởng bằng cách giữ STX.
Điểm nổi bật của Stacks là khả năng tận dụng sức mạnh bảo mật của Bitcoin trong khi vẫn cung cấp một nền tảng linh hoạt cho việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung. STX không chỉ là một đồng tiền điện tử mà còn là một phần quan trọng trong việc phát triển hệ sinh thái DeFi và Web 3.0, làm cho nó trở thành một trong những coin tiềm năng trong thị trường tiền điện tử.
Số 5: Synthetix – SNX
Vốn hóa thị trường | 715 triệu $ |
Khối lượng giao dịch 24h | 13,4 triệu $ |
Ký hiệu | SNX |
Giá | 2,18 $ |
Total Supply | 328.193.104 |
Synthetix là một giao thức cung cấp thanh khoản phi tập trung, Synthetix được xây dựng trên mang chính là Optimism và Ethereum, mạng Synthetix được thế chấp bằng chính SNX, ETH và LUSD, cho phép phát hành tài sản tổng hợp – Synths, tài sản tổng hợp này cho phép một loạt các công cụ tài chính trên chuỗi – Derivative được hỗ trợ đảm bảo tính thanh khoản bởi Synthetic.
Số 6: PancakeSwap
Vốn hóa thị trường | 667,8 triệu $ |
Khối lượng giao dịch 24h | 20,9 triệu $ |
Ký hiệu | CAKE |
Giá | 2,5$ |
Total Supply | 450.000.000 |
PancakeSwap là hệ thống vận hành dưới dạng một “hệ thống tạo thị trường tự động” được ra mắt vào tháng 9/2020. PancakeSwap cho phép người dùng trao đổi các token chuẩn BEP20 (Token mới nhất từ Binance Smart Chain), stake token để nhận thưởng và khai thác lợi suất (Yield Farming).
Ngoài ra PancakeSwap còn cho phép kiếm lợi nhuận trên staking pool (quảng cáo) và Lottery (một hình thức xổ số).
Số 7: Maker
Vốn hóa thị trường | 2,14 tỷ $ |
Khối lượng giao dịch 24h | 32 triệu $ |
Ký hiệu | MKR |
Giá | 2313$ |
Total Supply | 1.005.577 |
Maker được Rune Christensen xây dựng từ năm 2015 và đến tháng 12/2017 nó chính thức được ra mắt. Maker cũng là một trong những dự án sớm nhất trên thị trường DeFi.
Giao thức mà Maker thực hiện đó là tạo ra stablecoin được hỗ trợ bởi USD, DAI thông qua các hợp đồng thông minh được gọi là Maker Vaults. Hộ đồng này được tạo trên các ứng dụng như Oasis Borow, tại đây người dùng sẽ đưa tài sản kỹ thuật số của mình để làm tài sản thế chấp và tạo DAI.
Số 8: Avalanche
Vốn hóa thị trường | 11,933 tỷ $ |
Khối lượng giao dịch 24h | 162 triệu $ |
Ký hiệu | AVAX |
Giá | 30,34$ |
Total Supply | 715.748.719 |
Avalanche được Ava Labs triển khai vào tháng 9 năm 2020. Những người đồng sáng lập gồm Emon Sirer, Kevin Sekniqi và Maofan “Ted” Yin.
Avalanche là một nền tảng blockchain mã nguồn mở cho phép người dùng khởi chạy các ứng dụng phi tập trung, tài sản thông minh và các chuỗi khối tương tác. Avalanche cũng hướng đến mục đích cung cấp nền tảng nơi mọi người có thể tạo, chuyển và giao dịch tài sản kỹ thuật số.
Số 9: Dai
Vốn hóa tdị trường | 5,3 tỷ $ |
Khối lượng giao dịch 24h | 295 triệu $ |
Ký hiệu | DAI |
Giá | 0,9998$ |
Total Supply | 5.347.888.596 |
DAI là một stablecoin được ra mắt vào tháng 11 năm 2019. Đồng coin này này là tiền điện tử phi tập trung và có giá ổn định so với giá trị của đồng USD. Nó được tạo ra thông qua hệ thống Dai Stablecoin của Makers.
Mục đích của DAI là để sử dụng trong giao dịch ký quỹ, đáp ứng với sự thay đổi bất thời của thị trường. Ngoài ra bảo toàn giá trị của nó so với các loại tiền tệ khác trên thế giới.
Số 10: THORChain
Vốn hóa thị trường | 1,5 tỷ $ |
Khối lượng giao dịch 24h | 90 triệu $ |
Ký hiệu | RUNE |
Giá | 4,65$ |
Total Supply | 412.967.514 |
THORChain là một blockchain hoạt động độc lập, được xây dựng dựa trên Tendermint và Cosmos SDK. THORChain được tạo ra nhằm mục đích nhắm vào tính thanh khoản và sự biến động giá lớn của thị trường.
THORChain sử dụng mô hình nhà tạo lập thị trường tự động và token RUNE của mình để quản lý nền tảng. Ngoài ra THORChain còn sử dụng công nghệ giao thức TSS cho phép người dùng hoán đổi tài sản kỹ thuật số xuyên chuỗi.
Vừa rồi là top 10 DeFi coin tiềm năng trong năm nay, các bạn có thể tham khảo và đưa ra quyết định đầu tư của riêng mình. Trong đầu tư tài chính, thị trường nào cũng có những rủi ro riêng. Và DeFi cũng không ngoại lệ, cùng mình đến phần cuối cùng của bài viết để xem những rủi ro khi giao dịch DeFi coin.
5. Lời kết
Như vậy mình đã cùng các bạn tìm hiểu về DeFi. Hy vọng rằng với những kiến thức mình chia sẻ ở trên, các bạn đã có cho mình những hiểu biết về thị trường DeFi.
Mặc dù là thị trường có tiềm năng lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế nhà đầu tư nên đặc biệt cảnh giác và cần trang bị kiến thức trước khi đầu tư.