Trong nhiều thập kỷ, Kim loại quý luôn thu hút các nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư. Những mặt hàng xa xỉ này đã có từ nhiều thế kỷ và tồn tại như một trong những công cụ tài chính phổ biến nhất qua các thời đại.
Bạch kim, vàng và vàng trắng, rất nhiều người đã nghe về chúng, nhưng vẫn có một số người không phân biệt được Vàng-Vàng Trắng hay Bạch Kim-Vàng Trắng.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải nghĩa và phân tích cho các bạn thấy sự khác nhau giữa Vàng,Vàng Trắng và Bạch Kim đồng thời cùng nhìn nhận xu thế giá của chúng trong năm nay và liệu Bạch Kim sẽ là tài sản trú ẩn an toàn đáng đầu tư trong bối cảnh kinh tế suy thoái, kinh tế bất ổn, tâm lý thị trường tiêu cực và còn có sự ảnh hưởng của virus Corona?
1. Platinum là gì?
Biểu đồ giá bạch kim và các chỉ báo kỹ thuật trên Mitrade
Đăng ký để nhận thưởng 100USD!Có sẵn 50,000USD vốn ảo KHÔNG RỦI RO để giao dịch demo và luyện tập!
Platinum hay còn gọi là Bạch Kim là một trong những nguyên tố quý hiếm nhất trong lớp vỏ Trái Đất với chỉ trung bình 0.005mg/kg mật độ phân bố. Ở dạng tinh khiết nhất, nó có vẻ ngoài màu xám-trắng, bóng loáng, dẻo dai và dễ uốn.
Bạch kim không bị oxy hóa ở bất kỳ môi trường nhiệt nào,không tan trong axit(tính trơ),có tính dẫn điện và ít bị ăn mòn.Bạch kim chỉ tan trong một số dung dịch Halogen Xianua hoặc nước cường toan.
Hiện nay Platinum được khai thác chủ yếu từ Nam Phi từ các mỏ quặng Niken và Đồng với khoảng 80% sản lượng hàng năm(khoảng vài trăm tấn) được cung cấp ra thị trường đến từ quốc gia này.Sản lượng khai thác của Bạch kim nếu so với vàng và bạc thì thấp hơn rất nhiều với ít hơn 100 lần so với bạc và 15 lần so với vàng.
Các ứng dụng của Platinum trong các ngành công nghiệp là vô cùng phong phú như:
֎Công nghiệp ô tô(chiếm hơn 50% sản lượng hàng năm),
֎Trang sức
֎Y học(sản xuất thiết bị y tế, máy móc,thuốc hóa trị ung thư )…
Sự đa dụng này khiến cho nó trở thành một kim loại vô cùng quý hiếm.
Đối với trang sức thì Bạch kim là chất liệu được sử dụng để làm ra những món đồ trang sức thuộc dòng “trang sức quý tộc” có giá thành vô cùng đắt đỏ bởi sự khan hiếm cũng như những đặc tính nổi trội(độ sáng bóng cao, rất khó bị mài mòn và đặc dẻo dễ uốn).
Bạch kim đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho trang sức, đặc biệt là các món đồ đặc biệt như nhẫn đính hôn và nhẫn cưới tuy nhiên hiện nay do sự khan hiếm cũng như giá thành đắt đỏ của nó mà các món đồ trang sức thường chỉ phủ một lớp bạch kim chứ không sử dụng Platinum nguyên chất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
2. Giá bạch kim bao nhiêu 1 chỉ
Tại Việt Nam, bạch kim không phải là kim loại quý dùng để tích trữ theo phong tục truyền thống như vàng hay bạc. Nếu như vàng được chế tác thành nhiều hình dạng và loại hình phong phú như vàng miếng, vàng thỏi, chỉ vàng để phục vụ nhu cầu lưu trữ thì bạch kim chỉ được bán ra dưới các loại trang sức nhẫn, dây chuyền, vòng tay, bông tai… Do đó, các đơn vị tính giá bạch kim cũng không được niêm yết công khai theo đơn vị (lượng, chỉ) như vàng.
Thông thường, các thương hiệu vàng bạc đá quý trong nước sẽ căn cứ vào giá bạch kim thế giới, đồng thời dựa vào hàm lượng bạch kim có trong trang sức để tính giá thành phẩm.
Ví dụ, nhẫn cưới nam bạch kim có hàm lượng 19,625 phân được niêm yết giá tại PNJ với giá 14,99 triệu đồng, tương đương 7,638 triệu đồng/chỉ hay 76,38 triệu đồng/lượng.
Nếu quy đổi, mức giá này tương đương 63,35 triệu đồng/ounce, đắt hơn gần như gấp 3 so với giá bạch kim thế giới 914 USD/ounce (21,85 triệu đồng).
Theo dõi tin tức và xu hướng trên biểu đồ giá bạch kim Mitrade
Lý do cho sự khác biệt giá quá lớn cũng dễ hiểu, vì giá tham khảo trên là giá bạch kim trang sức – không phải bạch kim nguyên chất chưa qua chế tác.
Cũng vì lý do chênh lệch giá cao so với thế giới, giá bạch kim trong nước không được công khai minh bạch như giá vàng nên các nhà đầu tư ưa thích bạch kim đều tìm đến các kênh đầu tư online, chủ yếu là đầu tư qua hợp đồng CFD.
Với sản phẩm phái sinh này, nhà đầu tư không sở hữu bạch kim vẫn có thể tìm kiếm chênh lệch giá khi bạch kim biến động, kể cả khi giá bạch kim tăng hay giảm.
3. Diễn biến giá bạch kim qua các năm
Giá hiện tại: 1061 USD(Theo Mitrade)
Giá bạch kim trong 20 năm qua:
Cao nhất hai mươi năm: 2.276 USD(năm 2008)
Thấp nhất hai mươi năm: 593USD(năm 2020)
20 năm thay đổi: +234USD (28,32%)
Dữ liệu giá bạch kim 20 năm qua – Nguồn: Bullionbypost
Từ trước những năm 1970, các nhà giao dịch đã mua bán platinum ở mức giá cả trên và dưới 200 USD mỗi ounce. Trong những năm đầu, kim loại này đôi khi chỉ đạt mức giá trên 100 USD trong vài năm.
Đầu thập niên 80, bạch kim có sự bùng nổ ấn tượng khi được giới đầu tư công nhận như một kim loại quý, gần đạt ngưỡng 1.000 USD/ounce. Từ năm 1980 đó đến cuối thế kỷ 20, giá bạch kim vật lộn quanh mốc 400 USD – 600 USD.
Trong 20 năm qua, giá bạch kim chỉ tăng 73% – tương đương khoảng 380 USD, tuy nhiên, có nhiều thời điểm giá bạch kim biến động rất mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để những nhà đầu tư vào bạch kim tìm kiếm cơ hội kiếm lời.
Tháng 7/2022, giá bạch kim chỉ giao dịch quanh mức 520 USD nhưng đến năm 2008, bạch kim tạo thành cơn sốt với mức giá kỷ lục cao nhất mọi thời đại với mức 2.270 USD/ounce. Đồng đô la yếu và lo ngại rối loạn chuỗi cung ứng do các vấn đề về năng lượng khai thác ở Nam Phi đã hỗ trợ cho giá bạch kim. Đồng thời, thời điểm này, bạch kim trở thành kim loại quý thay thế vàng, cũng là kim loại được sử dụng phổ biến trong chế tác các loại trang sức kim cương.
Chỉ một vài tháng sau đó, giá bạch kim đã giảm xuống chỉ còn 774USD/oz vào tháng 11/2008 sau đợt bán tháo của các nhà đầu tư do lo ngại từ cuộc khủng hoảng tài chính nhen nhóm ở Hoa Kỳ.
Những năm 2010 – 2015, bạch kim lấy lại vị thế trên thị trường với mức giá giao dịch dao động quanh ngưỡng 1.400 – 1.600 USD/oz. Sau năm 2015, giống vàng, bạch kim tiếp tục vật lộn tìm chỗ đứng trên thị trường khi các nhà đầu tư bán tháo kim loại quý trước áp lực tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Diễn biến giá vàng và giá bạch kim trong 3 năm từ 05/2021 đến 05/2024 – Nguồn: Macrotrends
Bắt đầu từ cuối năm 2023 đến nay, do Fed phát tín hiệu sẽ giảm lãi suất vào năm 2024 và năm 2025, giá của các loại kim loại chính đã tăng mạnh trở lại.
Ngoài ra, dưới sức ép của nguồn cung bạch kim toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục eo hẹp và gián đoạn do cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông không có dấu hiệu hạ nhiệt, giá bạch kim bị ảnh hưởng mạnh, đồng thời được dự đoán sẽ có nhiều biến động trong năm nay.
Những dự báo về giá bạch kim trong năm 2024 và năm 2025:
Theo dự báo giá bạch kim từ LongForecast, vào năm 2024, bạch kim dự kiến sẽ đạt mức cao nhất là 1.064 USD vào tháng 12 và đạt 1.085 USD vào cuối năm 2025.
Trong khi đó, CoinPriceForecast cho rằng giá kim loại trắng này sẽ đạt 1.061 USD vào cuối năm nay và dự kiến đạt 1.170 USD vào cuối năm 2025.
Dự báo dài hạn từ Wallet Investor cho rằng, bạch kim có thể giao dịch quanh mức 859 USD trong 12 tháng tới và dự kiến đạt 844 USD vào cuối năm 2025.
4. So sánh giá bạch kim với giá vàng, giá vàng trắng
4.1 So sánh giá bạch kim với giá vàng
Diễn biến giá bạch kim và giá vàng trong suốt những năm qua – Nguồn: Macrotrend
Kể từ khi bắt đầu được quan tâm giao dịch, giá vàng và bạch kim hầu như xu hướng biến động cùng chiều trong suốt những năm 1980 – 2015. Tính đến năm 2012, bạch kim vẫn luôn đứng đầu trong các kim loại quý, trên cả vàng.
Năm 2008, giá bạch kim chạm ngưỡng kỷ lục hơn 2.200 USD thì mãi đến năm 2011, giá kim loại quý này mới có thể chạm ngưỡng 1.921 USD/oz.
Tuy nhiên, kể từ sau năm 2012, giá bạch kim không còn giữ được vị trí đầu bảng, thay vào đó, vàng được giới đầu tư đánh giá cao hơn bởi đây là kim loại duy nhất được công nhận có giá trị trao đổi “ngang với tiền”.
Vàng trở thành nơi trú ẩn an toàn hơn trong các lựa chọn đầu tư để chống lại lạm phát và bất ổn kinh tế.
Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế phát triển, bạch kim lại được xem là kim loại công nghiệp nhiều hơn và giá cả phụ thuộc vào cung cầu toàn cầu.
Bằng chứng là những năm 2018 – 2022, khi nền kinh tế toàn cầu đứng trước dấu hiệu bất ổn do loạt sự kiện như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, tình hình địa chính trị Trung – Hồng Kông, đại dịch Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraina…, vàng có xu hướng được nhà đầu tư quan tâm hơn, dòng tiền đổ xô vào vàng để tìm “kênh trú ẩn an toàn”, khiến kim loại này tăng giá, đột biến có lúc leo lên đỉnh cao mọi thời đại là 2.070 USD/ounce hồi tháng 3/2022.
Trong khi đó, giá bạch kim hầu như phụ thuộc vào nguồn cung (chủ yếu từ Nga, Nam Phi, Heraeus…) và nguồn cầu trong sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác ô tô, trong các nhà máy lọc dầu và trong công nghiệp hóa chất và điện trên toàn cầu.
4.2 So sánh giá vàng trắng và bạch kim
Sau khi bạch kim tìm được chỗ đứng trên thị trường kim loại quý và trang sức, các loại trang sức “kim loại trắng” cũng thịnh hành hơn.
Vì bạch kim có giá đắt đỏ và chủ yếu chỉ để dành cho chế tác trang sức kim cương dành cho giới nhà giàu, các sản phẩm pha vàng bắt đầu được phát triển rộng rãi. Một trong số đó là vàng trắng – dành cho những người không đủ tiền mua bạch kim, nhưng vẫn thích một loại trang sức sang trọng hơn bạc.
Thông thường, vàng trắng và bạch kim thường được so sánh trong thị trường đồ trang sức. Theo Creditdonkey, cùng một chiếc nhẫn với kiểu dáng và trọng lượng, giá vàng trắng rẻ hơn rất nhiều so với bạch kim.
Trong hình, chiếc nhẫn có độ dày 2mm, tùy vào chất liệu sẽ có giá như sau:
Vàng trắng 14k: 240 USD
Vàng trắng 18k: 580 USD
Bạch kim: 820 USD
So với giá vàng trắng 18k, giá bạch kim cao hơn 41%, nếu so với giá vàng trắng 14k, giá bạch kim gần như mắc hơn đến 3,5 lần.
5. Phân biệt giữa Vàng, Vàng trắng và Bạch kim
Mục so sánh | Vàng | Vàng trắng | Bạch kim |
Tên tiếng Anh | GOLD | WHITE GOLD | PLATINUM |
Giá hiện tại ($/ounce) | 2.340 |
1747 (18k) | 1061 |
Đặc điểm và tính năng | mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng | là vàng nguyên chất được pha trộn(với tỉ lệ từ 70-75% Vàng) cùng 1 số kim loại khác để tạo ra màu trắng ngà và được phủ lên bê mặt 1 lớp kim loại Rhodium sau khi chế tác | độ sáng bóng cao, rất khó bị mài mòn và đặc dẻo dễ uốn |
Số lượng khai thác năm 2019 | 3,300 tấn | 180 tấn | |
Tính hiếm có | Vàng là kim loại quý tồn tại ở nhiều dạng trong tự nhiên như các mỏ quặng,trầm tích,khoáng vật thậm chí còn có ở trong nước biển.Hiện nay việc khai thác Vàng chỉ chủ yếu tập trung vào các mỏ quặng và trầm tích. | Vì được cấu thành chủ yếu từ Vàng nên tính hiếm có của Vàng trắng cũng tương tự như Vàng nguyên chất | Bạch Kim rất hiếm trong tự nhiên và chỉ tồn tại chủ yếu ở các mỏ quặng Niken và Đồng nằm ở khu vực Nam Phi(chiếm 80% sản lượng) tiếp theo là Nga và Zimbabwe. |
Tác dụng chính | 50% trong lĩnh vực trang sức, 40% để đầu tư và 10% trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp,hóa học,y học,điện tử…. | Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực trang sức. | Ngoài là loại tài sản để đầu tư Bạch Kim còn Chiếm tỉ trọng lớn trong ngành Công nghiệp ô tô,trang sức.Ngoài ra nó cũng là thành phần không thể thiếu trong ngành tự động hóa,thiết bị-dụng cụ y tế |
Tính chấp nhận của các nhà đầu tư | Đóng vai trò quan trọng như một dạng tiền tệ quy đổi giá trị chung của thế giới đồng thời cũng là một loại tài sản hữu hình thu hút các nhà đầu tư có nhu cầu cất giữ tài sản của mình một cách an toàn trong thời kỳ lạm phát/khủng hoảng | Các nhà đầu tư thường lưu trữ vàng trắng dưới dạng trang sức, đây là loại tài sản mà họ có thể chuyển đổi thành một giá trị gần tương ứng với giá trị của vàng nguyên chất (tùy thuộc vào hàm lượng vàng nguyên chất và các hợp kim phụ gia trong đó). | Bạch Kim Nguyên chất đóng vai trò tương tự như Vàng, là một loại tài sản hữu hình đồng thời nó cũng là một loại hàng hóa được giao dịch trên toàn thế giới. |
Tính thanh khoản | Rất Cao | Trung Bình | Cao |
Cách đầu tư | -Các Quỹ Đầu Tư(ETFs) – Hợp đồng Chênh lệch (CFD) -hợp đồng tương lai -cổ phiếu
| Giao Dịch Truyền Thống với các nhà cung cấp trang sức | -Các Quỹ Đầu Tư(ETFs) – Hợp đồng Chênh lệch (CFD) -hợp đồng tương lai -cổ phiếu |
6. Cách đầu tư kim loại quý bạch kim
6.1 ETFs
Quỹ ETF là một dạng quỹ đầu tư thụ động được xây dựng và quản lý trên nguyên lý mô phỏng tỷ suất sinh lời của một loại hàng hóa(Vàng,Bạch Kim…),chỉ số cổ phiếu hoặc các loại hình tài sản khác.
Các quỹ đầu tư ETF đại diện cho hai kim loại quý Vàng và Bạch Kim có thể kể đến như:
◆Với Vàng là các quỹ lớn như GraniteShares Gold Trust (BAR), Aberdeen Standard Physical Swiss Gold Shares ETF (SGOL), iShares Gold Trust (IAU)…
◆Với Bạch Kim là PPLT(the ETFS Platinum Physical Shares ETF) ,PLTM (First Trust ISE Global Platinum Index ETF),PTM(E-TRACS UBS Long Platinum ETN)…
6.2 Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai (futures contract) là một dạng đầu tư phái sinh dựa trên thỏa thuận của người mua và người bán xác về giá của một loại hàng hóa (Vàng,Bạch Kim…),chỉ số cổ phiếu hoặc các loại hình tài sản khác được xác định trước tại một thời điểm ở tương lai.
Hợp đồng tương lai của Vàng và bạch Kim được phân dựa theo mã tại mỗi sàn giao dịch. Điểm đặc biệt của Hợp đồng tương lai nằm ở việc các nhà đầu tư sẽ giao dịch mua/bán mà không cần phải có tài sản cơ sở đối ứng do bản chất của hợp đồng tương lai là giao dịch dựa trên kì vọng về giá của nhà đầu tư.
Một số sàn giao dịch Hợp đồng tương lai của Vàng và Bạch Kim lớn trên thế giới có thể kể đến như :COMEX,NYMEX,TOCOM,MOEX…
6.3 Cổ phiếu
Một cách nữa để đầu tư Vàng và Bạch Kim đó là đầu tư vào những cổ phiếu của ngành khoáng sản,các cổ phiếu này thường là cổ phiếu của các công ty khai thác khoáng sản mà ở đây là Vàng và Bạch Kim.Một số cổ phiếu có thể kể đến như :
◆Vàng: Gran Colombia Gold Corp. (GCM.TO), Barrick Gold Corp. (ABX.TO), Kinross Gold Corp. (KGC)
◆Bạch Kim : Anglo American Platinum(ANGPY), Impala Platinum(IMPUY), Sibanye Stillwater(SSW)
6.4 CFD-Hợp đồng chênh lệch
Một trong những cách giao dịch Vàng, Bạch Kim dễ nhất và phổ biến nhất với mức đầu tư thấp và tỉ lệ đòn bẩy cao trong thời gian gần đây là CFD.
Hợp đồng Chênh lệch (CFD)Hợp đồng chênh lệch (CFD) là loại hình thức đầu tư phái sinh dựa trên hợp đồng giữa người mua và người bán để kiếm lợi từ sự chênh lệch giá hiện tại và tương lai của một loại tài sản,hàng hóa(Vàng,Bạch Kim).
Ưu điểm khi Đầu tư vào CFD là tiết kiệm được cho nhà đầu tư khi phải bỏ một tiền ra cho việc lưu trữ vàng. Ngoài ra, CFD cung cấp cho bạn cơ hội giao dịch theo cả hai hướng của thị trường.
7. Lợi thế của việc đầu tư vào bạch kim
Có thể thấy, bạch kim đang mở ra cơ hội đầu tư có triển vọng trong thời gian tới do nhiều nguyên nhân:
- Kênh đầu tư chống lại lạm phát, bất ổn
Bạch kim quý hiếm hơn vàng đến 15 lần. Sau vàng và bạc, đây cũng được xem là kênh trú ẩn an toàn khi nền kinh tế và địa chính trị bất ổn như giai đoạn hiện tại.
Biến động cao
Dù là thị trường đầu tư ít thanh khoản hơn vàng hoặc bạc nhưng chính sự biến động giá cao của bạch kim lại có thể mang lại những khoản lợi nhuận tiềm năng lớn hơn, khiến các nhà đầu tư hào hứng hơn với bạch kim.
Tính ứng dụng cao trong các ngành công nghiệp quan trọng
Sau bạc, bạch kim là kim loại công nghiệp bị thiếu hụt nhiều thứ hai trên toàn thế giới. Đặc biệt, khi xu hướng hydro xanh hóa đang được thúc đẩy trên toàn hành tinh nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, sẽ mở ra thị trường tăng trưởng lớn cho bạch kim trong việc sản xuất máy điện phân và xe chạy bằng pin nhiên liệu.
Là kim loại thay thế hoàn hảo cho palladium
Paladi là kim loại được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất ô tô. Tuy nhiên, do giá của palađi những năm gần đây có xu hướng cao hơn gấp đôi bạch kim, các nhà sản xuất đã tìm cách thay thế paladi bằng hợp kim bạch kim trong ngành công nghiệp này.
Hồi tháng 3/2022, giá palađi đã leo lên mức cao nhất mọi thời đại là hơn 3.300 USD. Điều này mở ra cơ hội tăng nhu cầu bạch kim trong tương lai.
Nguồn cung thiếu hụt
Theo một báo cáo đầu tháng 6/2022 của Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới, thặng dư nguồn cung bạch kim hiện đang thấp, nguồn cung ứng có rủi ro gặp gián đoạn do ảnh hưởng của lệnh trừng phạt Nga.
Tóm lại, so với vàng và các kim loại quý khác, việc đầu tư vào bạch kim giai đoạn hiện tại vẫn có nhiều lợi thế vượt trội. Đặc biệt, 60% nhu cầu bạch kim đến từ thị trường công nghiệp, sự biến động của bạch kim thường bám sát với tình hình cung cầu, giúp nhà đầu tư dễ đưa ra các phân tích, dự báo để đón đầu các đợt biến động mới.
8. Vàng và Bạch kim: Ai quý hiếm hơn?
Để nói rằng Bạch Kim và Vàng kim loại nào quý hiếm hơn là một vấn đề khá phức tạp bởi:
֎ Về sản lượng hàng năm và khối lượng tích trữ cho thấy: Bạch Kim là Kim Loại hiếm hơn vàng bởi sản lượng hàng năm thấp,khó khai thác và trữ lượng tồn tại trong tự nhiên rất ít chỉ với tỉ lệ rất nhỏ so với vàng.
֎ Về giá : Vàng và Bạch Kim luôn có những cuộc rượt đuổi về giá giao dịch từ xưa tới nay mặc dù xét về bản chất Bạch Kim lẽ ra sẽ phải có giá đắt hơn Vàng bởi sự hiếm có của nó.Tuy vậy kể từ năm 2015 tới nay Vàng luôn có giá cao hơn Bạch Kim và tất nhiên điều này cho thấy Vàng đã hơn Bạch Kim về giá trị ở thời điểm hiện tại.
֎ Về Tính Thanh Khoản Cũng như khả năng hấp dẫn nhà đầu tư: mặc dù cả Vàng và bạch kim đều là những kim loại có tính thanh khoản cao và được đông đảo các nhà đầu tư chấp nhận nhưng xét tổng thể Vàng vẫn luôn đứng trên Bạch Kim bởi nó không chỉ là kim loại quý hiếm mà còn là một dạng tiền tệ ,thước đo chuẩn mực quy đổi giữa các loại hàng hóa khác.
Đồng thời giá trị vô hình của Vàng còn nằm ở việc nó là nơi để các nhà đầu tư gửi gắm tài sản của mình mỗi khi thế giới xảy ra các biến cố địa chính trị(chiến tranh thương mại,xung đột quân sự) hoặc thiên tai,dịch bệnh toàn cầu(virus Corona),mặc dù Bạch Kim là cũng một lựa chọn tiềm năng nhưng với tỉ lệ thấp hơn Vàng khá nhiều.
9. Lời kết
Tóm lại vàng hay bạch kim đều là những kim loại quý và chúng rất đáng để đầu tư. Trong thị trường thì các nhà giao dịch thường chọn vàng làm nơi trú ẩn nhưng bạch kim cũng có những ưu điểm riêng.
Trước tình hình kinh tế đang diễn ra phức tạp trên toàn thế giới, việc đầu tư vàng hay bạch kim đều rất khó lường.
Cho nên đầu tư ngắn hạn có thể là một lựa chọn phù hợp đối với những trader muốn có cơ hội hoàn vốn nhanh, điều chỉnh danh mục đầu tư dựa trên xu hướng thị trường.