Trading involve risks and are not suitable for all investors. Please ensure you fully understand the risk involved.

Đồng (copper) là gì? Chiến lược để giao dịch hiệu quả với đồng

Với đặc tính là một kim loại dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, đồng đã trở thành một phần không thể thay thế trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Từ ngành sản xuất đến công nghệ điện tử và xây dựng, đồng đóng vai trò quan trọng, góp phần vào sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế của xã hội.

Với vị trí quan trọng trong hoạt động công nghiệp và cuộc sống hàng ngày, đồng đã trở thành lựa chọn ưa thích trong giao dịch hàng hóa trên thị trường tài chính. Nó được ưa chuộng vì tính thanh khoản cao và tiềm năng sinh lời lớn phù hợp với nhà đầu tư ưa thích rủi ro. Bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến giá đồng và cung cấp hướng dẫn chi tiết cho những ai muốn tham gia giao dịch đồng.


Xem biểu đồ giá Đồng mới nhất trên Mitrade
Giao Dịch Ngay  > >


1. Giới thiệu


• Kim loại đồng là gì?

 Đồng là một trong những nguyên tố kim loại quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới, đã được sử dụng từ lâu đời cho đến hiện nay. Nó có màu nâu đỏ, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, vì vậy được sử dụng rộng rãi trong sản xuất linh kiện điện tử như dây cáp, bảng mạch và đầu nối. Đồng cũng được dùng để tạo hình trang sức và nghệ thuật, với màu sắc và tính thẩm mỹ độc đáo.

• Đồng trong thị trường tài chính

Với vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại và tính ứng dụng đa dạng, đồng đã trở thành một công cụ đầu tư và giao dịch hàng hóa phổ biến trên toàn cầu. Điều này  tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia giao dịch đồng theo giá thị trường và tìm kiếm lợi từ biến động giá. Giao dịch đồng có thể thực hiện thông qua các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai, mang lại sự linh hoạt và giảm thiểu rủi ro.

Tính thanh khoản của đồng trên thị trường luôn được duy trì cao nhờ khối lượng giao dịch lớn và nhu cầu trong các ngành công nghiệp. Thị trường đồng luôn sôi động và phong phú với sự xuất hiện của nhiều người mua và bán.

Đồng cũng có thể được xem như một tài sản giữ giá trong các giai đoạn khủng hoảng hoặc biến động không ổn định trên thị trường tài chính. Với khả năng bảo toàn giá trị, đồng đóng vai trò là một công cụ giúp bảo vệ tài sản và là một lựa chọn để phân bổ vốn nhằm giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, giá đồng là một chỉ số kinh tế quan trọng và hỗ trợ đánh giá diễn biến kinh tế toàn cầu. Biến động giá đồng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như điện tử, xây dựng và năng lượng, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và thu nhập của các doanh nghiệp trong các ngành này.


2. Tìm hiểu thị trường giao dịch đồng


• Hoạt động khai thác và tiêu thụ đồng toàn cầu

Theo Spherical insights,  quy mô thị trường đồng toàn thế giới vào khoảng 308,7 tỷ USD tính đến hết năm 2023 và được cho là có thể tăng lên mức  504,9 tỷ USD vào năm 2033, tương đương tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,04%.

 

Sản lượng khai thác đồng theo các quốc gia trong năm 2023

Bảng: Sản lượng khai thác đồng theo các quốc gia trong năm 2023 – Nguồn: Visual Capitalist


Theo số liệu ở bảng trên,khu vực Mỹ Latin chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng khai thác đồng toàn cầu, chiếm 40,5%, trong đó Chile và Peru là hai quốc gia chủ yếu khai thác đồng (chiếm 35%). Chile là quốc gia khai thác đồng nhiều nhất và có trữ lượng đồng lớn nhất trên thế giới. Dự kiến hoạt động khai thác ở Chile sẽ tăng nhanh trong tương lai nhờ việc áp dụng công nghệ hiện đại. Với giá đồng tăng và nhu cầu gia tăng, nhiều công ty ở châu Á và châu Phi cũng đang tăng cường khảo sát và nâng cao sản lượng khai thác đồng.

Trung Quốc là nước chiếm thị phần tiêu thụ đồng tinh chế cao nhất, khoảng 55%, trong khi châu Á có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ đồng lớn nhất. Việc Trung Quốc tập trung phát triển năng lượng tái tạo được cho là động lực chính khiến nhu cầu đồng tại quốc gia này tăng cao. Xu hướng xe điện ngày càng thịnh hành cũng sẽ làm tăng nhu cầu đồng do loại phương tiện này sử dụng nhiều đồng hơn để làm ra hệ thống dây điện, động cơ điện và pin.

Các khu vực tiêu thụ đồng tinh chế trên toàn thế giới, với Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất

 

Các khu vực tiêu thụ đồng tinh chế trên toàn thế giới, với Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất (Nguồn: Statista)

• Các yếu tố có khả năng làm biến động giá của đồng

Giống nhiều loại tài sản khác, giá của đồng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trên thị trường. Những yếu tố này không tạo ra tác động đơn lẻ mà ảnh hưởng lẫn nhau, làm tăng giảm cung cầu của đồng và gây ra biến động giá. Dưới đây là một số tác nhân chủ chốt có thể làm biến động mạnh mẽ giá kim loại này:

֎ Giá trị đồng USD:

Đa số hàng hóa xuất khẩu trên toàn cầu đều được giao dịch bằng USD và đồng không phải trường hợp ngoại lệ. Khi USD giảm giá trị so với đồng tiền nội tệ, doanh thu được trả bằng USD giờ sẽ được quy đổi được ít đồng nội tệ hơn, trong khi chi phí sản xuất hàng hóa trong nước vẫn vậy. Diễn biến này khiến tỷ suất lợi nhuận của hoạt động sản xuất trong nước giảm, và ngược lại.

Ví dụ: Sự suy yếu của USD so với đồng peso của Chile sẽ làm sụt giảm tỷ suất lợi nhuận của các công ty khai thác đồng ở Chile. Tất cả doanh thu xuất khẩu đồng của người khai thác đều nhận bằng USD, giờ đây sẽ quy đổi được thành ít peso hơn. Do đó, triển vọng về tỷ suất lợi nhuận thấp khi khai thác đồng sẽ là yếu tố thúc đẩy  việc giảm nguồn cung.

֎ Sức khỏe nền kinh tế thế giới:  Diễn biến kinh tế toàn cầu có thể làm giá đồng biến động. Trong thời gian tiêu cực của nền kinh tế toàn cầu, ví dụ như cơn bão khủng hoảng tài chính năm 2008, giá đồng đã giảm mạnh do sự sụt giảm nhu cầu từ các lĩnh vực như chế tạo ô tô và xây dựng. Ngày nay, do Trung Quốc chiếm tỷ trọng vượt trội trong hoạt động tiêu thụ đồng, tình hình kinh tế của nước này là yếu tố cần xem xét đầu tiên khi đánh giá diễn biến giá đồng.

֎ Biến động trong thị trường tài chính:Hoạt động tài chính đóng vai trò trọng yếu đối với việc ấn định giá cả và tình hình cung cầu của đồng. Ví dụ, suy thoái kinh tế, sự bán tháo trên thị trường chứng khoán, hoặc điều kiện chính trị biến động, có thể tạo ra môi trường đầu tư không ổn định và dẫn đến việc nhà đầu tư đổ xô đi tìm kiếm tài sản an toàn như kim loại đồng.

Ngoài ra, hoạt động đầu cơ bằng hợp đồng tương lai cũng có thể làm biến động mạnh giá đồng. Nhờ có quy mô tài chính vượt trội, các quỹ đầu tư lớn đôi khi sẽ cố tình đặt cược giá tăng hoặc giảm mạnh trong tương lai, từ đó hình thành áp lực lên giá giao ngay.

֎ Chính sách và quy định: Các quốc gia sản xuất và tiêu thụ đồng hàng đầu trên thế giới, như Trung Quốc và Peru, có thể làm biến động giá kim loại này thông qua việc thay đổi các quy định chính sách. Ví dụ, khi chính phủ Trung Quốc ban bố quy định giới hạn đồng xuất khẩu vào năm 2010, giá đồng đã tăng mạnh do quan ngại về sự suy giảm nguồn cung.

֎ Giá các loại hàng hóa liên quan:

Việc tinh chế đồng sử dụng một lượng lớn năng lượng. Khoảng 30% tổng chi phí khai thác được dành cho năng lượng và con số này có thể được đẩy lên 50% trong quá trình xử lý quặng (luyện kim và tinh luyện). Khi giá dầu tăng, chi phí năng lượng sẽ tăng và giá đồng cũng có thể tăng.

Ngoài ra, trong một số ứng dụng, đồng cũng có thể được thay thế bằng một số kim loại khác hoặc ngược lại, khiến giá đồng biến động theo.

• So sánh đồng với vàng:

 

Đồng

Bạc

Vàng

Giá trị

Đồng có giá trị thấp nhất, hiện tại 4,80 USD/ounce

Bạc có giá trị lớn hơn đồng, đang có giá 30 USD/ounce

Vàng có giá trị cao hơn nhiều lần, hiện là 2.330 USD/ounce

Tính thanh khoản

Đồng có mức độ thanh khoản cao ở cả lĩnh vực thương mại lẫn tài chính nhờ có nhiều ứng dụng

Bạc có mức độ thanh khoản tương đối cao do là mặt hàng phổ biến nhưng không lớn bằng đồng và vàng

Vàng là kim loại được ưa chuộng giao dịch nhất thế giới nhờ lịch sử lâu đời đóng vai trò như tiền tệ

Ứng dụng

Ứng dụng chính là trong công nghiệp, ví dụ như lĩnh vực điện và xây dựng

Có ứng dụng công nghiệp và cả khả năng lưu trữ giá trị

Ít ứng dụng công nghiệp, chủ yếu là phương tiện lưu trữ giá trị

(Nguồn: Được sắp xếp bởi Mitrade)

Từ những so sánh này, có thể thấy đồng là kim loại chuyên có ứng dụng công nghiệp và giá thành cũng rẻ nhất so với bạc và đồng. Bạc và vàng được xếp vào dạng kim loại quý trên thế giới do đó có giá thành rất cao, nhất là vàng. Trong khi bạc có thể có một số ứng dụng trong công nghiệp, thì vàng chủ yếu đóng vai trò như kênh lưu trữ và trao đổi giá trị.


3.Xu hướng của giá đồng hiện nay và triển vọng trong thời gian tới

 Xu hướng của giá đồng trong thời gian qua:

 

Biểu đồ giá đồng (Copper) trong 10 năm qua

Biểu đồ giá đồng (Copper) trong 10 năm qua – Nguồn: Tradingview


Trong khoảng 10 năm qua, giá đồng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm:

+ Giai đoạn từ năm 2014 – 2016: Giá đồng giảm do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và lượng cung dư thừa. Giá có xu hướng giảm ~40% từ mức cao trên 3,42 USD xuống dưới 2 USD vào năm 2016.

+ Giai đoạn 2017 – giữa 2018: Giá đồng phục hồi do nhu cầu từ Trung Quốc tăng và lượng cung hạn chế. Trong giai đoạn này, giá đã tăng lên trên 3 USD vào năm 2018.

+ Giai đoạn giữa 2018 – 2020: Giá đồng biến động mạnh do tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, đại dịch COVID-19 gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Giá đã giảm xuống dưới 2 USD vào tháng 3/2020 nhưng sau đó phục hồi mạnh mẽ do các gói kích thích kinh tế của các chính phủ.

+ Giai đoạn 2021 – 2024: Giá đồng tăng mạnh lên mức cao kỷ lục do nhu cầu từ các ngành công nghiệp xanh như năng lượng tái tạo và xe điện tăng cao. Giá đạt mức cao nhất mọi thời đại là 5,2 USD vào tháng 4/2024 và tiếp tục duy trì mức cao khoảng 4,8 USD hiện nay.

 Triển vọng giá đồng giai đoạn tới

● Phân tích cơ bản

֎ Cán cân cung cầu: 

Theo International Copper Study Group (ICSG), thế giới đang trải qua tình trạng dư cung đồng. Dự báo mới nhất vào tháng 4/2024 cho thấy thế giới sẽ dư thừa 162 nghìn tấn vào năm 2024 và 94 nghìn tấn vào năm 2025. Mặc dù vậy, con số 162 nghìn tấn đã được điều chỉnh giảm từ mức 467 nghìn tấn của lần dự báo trước. Nhu cầu về đồng dự kiến sẽ tiếp tục cao trong những năm tới do nhu cầu từ các ngành công nghiệp về năng lượng tái tạo, xe điện và cơ sở hạ tầng tăng cao. Trong khi đó, nguồn cung cũng dự kiến tăng nhẹ do các mỏ mới đi vào hoạt động và sản lượng hiện đang khai thác tại các mỏ hiện có tăng lên. 

֎ Môi trường lãi suất nhìn chung vẫn cao song có thể hạ nhiệt trong giai đoạn tới:

Kể từ đầu năm 2022, thế giới đã chứng kiến một chu kỳ tăng lãi suất nhanh chưa từng có, ảnh hưởng mạnh đến tình hình thị trường tài chính. Sự tăng lãi suất đã làm hạn chế việc mở rộng quy mô của các công ty và ngành khai thác đồng cũng chịu tác động của điều này. Ngay cả trong thị trường đầu tư tài chính, việc lãi suất tăng cao đã dẫn đến rút vốn từ các tài sản cơ bản sang tiền mặt, gây biến động đối với giá trao đổi của đồng. Mặc dù vậy, theo nhiều dự báo, mặt bằng lãi suất có thể giảm trong thời gian tới khi các NHTW lớn như Fed tiến hành cắt giảm lãi suất do lạm phát cơ bản đã hạ nhiệt hơn. Đây là yếu tố thúc đẩy cho giá đồng có thể tăng lại. 

Như vậy, từ nhóm yếu tố cơ bản cho thấy triển vọng của đồng trong tương lai là khá tích cực do nhu cầu đồng trong tương lai vẫn rất lớn cho mục tiêu chuyển đổi năng lượng và xanh hóa của các quốc gia, trong khi lượng cung vẫn còn nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, việc Fed hạ lãi suất trong thời gian tới là yếu tố ngăn cản sức mạnh của đồng Dollar Mỹ, qua đó có thể thúc đẩy đà tăng của giá đồng. 

● Phân tích kỹ thuật: 

 

 Phân tích kỹ thuật giá Đồng 1D

Biểu đồ: Phân tích kỹ thuật giá Đồng 1D – Nguồn: Tradingview


Trên biểu đồ phân tích kỹ thuật 1D, giá đồng vẫn đang vận động trong một kênh xu hướng tăng rất mạnh kể từ giữa tháng 3/2024 khi giá đồng đã tăng 22%, đường giá đang nằm trên cách xa vùng mây kumo màu xanh. Nhìn chung xu hướng tăng của giá đồng vẫn đang chiếm ưu thế, mặc dù xuất hiện thanh nến đỏ mạnh gần nhất vào ngày 22/5/2024. Đường Kijun và MA20 đang đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ mạnh của giá đồng, trong bối cảnh chỉ báo Stochastic RSI cũng đã rơi xuống ngưỡng quá bán (<20) cho thấy giá đồng có thể hồi phục trong ngắn hạn khi dòng tiền mới nhập cuộc.

►► Tổng kết, phân tích cho thấy các yếu tố cơ bản và kỹ thuật đang cho thấy xu hướng tăng của giá đồng vẫn được củng cố, với kỳ vọng xu hướng hạ lãi suất dần vào cuối vào năm 2024 và 2025, cùng với xu hướng chuyển sang năng lượng xanh, giá đồng có khả năng tăng trong dài hạn.


4. Làm thế nào để giao dịch đồng trên thị trường tài chính?


 Sàn giao dịch hàng hóa
Các sàn giao dịch hàng hóa cung cấp hợp đồng tương lai và quyền chọn cho tài sản đồng. Người giao dịch có thể mở tài khoản trên các sàn này thông qua công ty môi giới và sử dụng các dịch vụ như sử dụng dữ liệu, tư vấn thị trường từ các chuyên gia hay công cụ quản lý rủi rot. Một số sàn giao dịch nổi tiếng bao gồm Shanghai Futures Exchange (SHFE), Chicago Mercantile Exchange (CME) và London Metal Exchange (LME).

 Quỹ đầu tư
Người giao dịch có thể mua bán chứng chỉ quỹ đầu tư liên quan đến đồng tương tự như giao dịch cổ phiếu. Có một số quỹ ETF (Exchange Traded Funds) được thành lập để đầu tư vào đồng, ví dụ như iShares Copper Trust – đầu tư trực tiếp vào công ty khai thác và sản xuất đồng, và United States Copper Index Fund – đầu tư vào hợp đồng tương lai đối với đồng. Các quỹ ETF này cho phép nhà đầu tư tiếp cận với đồng một cách thuận tiện và đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ.

 Mua đồng dạng vật lý
Đầu tư vào đồng dạng vật lý cũng là một phương pháp hữu ích. Tuy nhiên, phương pháp này thích hợp hơn cho các tổ chức có khả năng tài chính mạnh mẽ, có thể mua một lượng lớn đồng khi giá thấp để bán khi giá cao nhằm thu lợi từ sự chênh lệch giá. Đối với cá nhân với số vốn hạn chế, việc thực hiện phương pháp này đòi hỏi nhiều công sức và nguồn vốn.

☆ Công ty môi giới hợp đồng chênh lệch (CFD)
Giao dịch CFD cho phép nhà đầu tư suy đoán biến động giá của đồng mà không cần sở hữu trực tiếp tài sản. Người giao dịch có thể dễ dàng mở vị thế mua hoặc bán đồng thông qua CFD, từ đó kiếm lợi nhuận khi giá tăng hoặc giảm, và sử dụng đòn bẩy để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cảnh giác vì giao dịch CFD mang rủi ro cao và có thể gây thiệt hại lớn nếu không áp dụng lệnh dừng lỗ một cách hợp lý.

 

Tại Mitrade, chúng tôi cung cấp cho nhà giao dịch một nền tảng giao dịch hàng hóa các kim loại quý, trong đó có đồng để làm công cụ phòng ngừa lạm phát hoặc đầu cơ cho các cơ hội giao dịch. Ưu điểm của Mitrade được thể hiện qua nền tảng đơn giản và trực quan, phí giao dịch cạnh tranh, được bảo vệ hợp pháp với các quy định rõ ràng cho nhà đầu tư. 


Sau đây là các bước hướng dẫn giao dịch điện tử với Mitrade:

– Bước 1: Đăng ký thông tin và tài khoản

 

Đăng ký thông tin và tài khoản

– Bước 2: Sau khi hoàn tất, tài khoản của bạn sẽ được xác minh trong vòng 24 giờ. Sau đó, bạn có thể gửi tiền thông qua các hình thức như Skrill, Poli, Visa, Mastercard, Wire transfer…

tài khoản của bạn sẽ được xác minh trong vòng 24 giờ

 

– Bước 3: Chọn loại hình hàng hóa bạn muốn giao dịch, ở đây là đồng

 

Chọn loại hình hàng hóa bạn muốn giao dịch, ở đây là đồng

– Bước 4: Tiến hành giao dịch thông qua ấn các nút Mua/Bán

 

Tiến hành giao dịch thông qua ấn các nút Mua/Bán


 Bước 5: Cuối cùng, nếu bạn muốn rút số tiền kiếm được, hãy nhấn vào tab Fund => rút tiền. 


Đầu tư vào cổ phiếu công ty lĩnh vực đồng

Nhà đầu tư có thể nắm giữ tài sản đồng thông qua mua cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, khai thác hoặc thương mại về đồng.  Việc nắm giữ cổ phiếu có nghĩa là nhà đầu tư đã trở thành cổ đông và có thể hưởng lợi từ việc tăng giá cổ phiếu khi  lợi nhuận công ty đạt tích cực. Thông thường, giá đồng tăng sẽ dẫn đến mức doanh thu và lợi nhuận của các công ty trong ngành cũng tăng theo.


5. Các lưu ý khi giao dịch đồng

☀️ Nghiên cứu thị trường dựa theo các yếu tố cơ bản:
Nhà đầu tư nên tìm hiểu về cung cầu của đồng, dự báo giá cả và những yếu tố khác như sức khỏe kinh tế, điều kiện chính trị, thay đổi luật pháp và tình hình sản xuất công nghiệp. Các chỉ số kinh tế quan trọng như tăng trưởng GDP, đầu tư công và quy mô sản xuất sẽ ảnh hưởng đến cung-cầ và giá đồng. Những thông tin này có thể hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch thông minh hơn.

☀️ Áp dụng phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật giúp nhận biết xu hướng và mẫu hình giá tiềm năng. Các công cụ như chỉ báo kỹ thuật, biểu đồ giá giúp hỗ trợ xác định điểm vào và thoát lệnh chính xác. Áp dụng phân tích kỹ thuật giúp củng cố sự tự tin khi giao dịch và tối ưu hóa lợi nhuận tiềm năng bằng cách chọn thời điểm mua và bán hợp lý.

☀️ Quản lý rủi ro
Nhà đầu tư nên xác định mức độ rủi ro mà họ chấp nhận được và đảm bảo sử dụng đòn bẩy phù hợp với khả năng tài chính và mục tiêu lợi nhuận của mình. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là một cách hiệu quả để hạn chế rủi ro. Nhà đầu tư nên cân nhắc phân bổ vốn vào nhiều loại tài sản và ngành nghề đầu tư khác nhau để giảm tác động từ biến động giá đồng. Đồng thời, họ cũng nên kiểm soát quy mô vị thế cho mỗi lệnh và đặt mức dừng lỗ để đảm bảo không mất quá nhiều vốn.

☀️ Hiểu về các hình thức giao dịch
Nhà đầu tư nên hiểu rõ về các hình thức giao dịch như hợp đồng tương laiquyền chọn, ETF và các công cụ tài chính khác liên quan đến đồng. Hiểu rõ đặc điểm và quy tắc của từng hình thức giao dịch là rất quan trọng để sử dụng chúng một cách tối ưu dựa trên điều kiện thị trường và mục tiêu cá nhân.

☀️ Theo dõi và đánh giá
Nhà đầu tư nên theo dõi và tự đánh giá hiệu suất giao dịch để rút kinh nghiệm và cải thiện kế hoạch hành động của mình. Thị trường biến động khó lường, điều này có thể làm sai lệch các tính toán từ ngày trước đến hiện tại. Vì vậy, việc điều chỉnh phù hợp là cần thiết để tối ưu hóa chiến lược giao dịch thành công.

Khám phá thêm​

03 bước đơn giản để giao dịch toàn cầu với 50.000 vốn ảo miễn phí