Giá vàng tăng mạnh, phá vỡ mốc $2.700 và đạt mức cao nhất trong lịch sử là 2.785,87 vào năm 2024. Giá của kim loại quý này được hỗ trợ bởi sự không chắc chắn về nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và việc Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Sự tăng giảm của vàng có vẻ rất khó đoán vì có rất nhiều yếu tố tác động lên nó trong thời điểm hiện tại ví dụ như sức mạnh của đồng USD, lạm phát, giá dầu, sức mua vàng của các tổ chức hay quốc gia lớn, tình hình chiến tranh ở Trung Đông,…
Biến động giá vàng chính là cơ hội tốt cho các nhà giao dịch ký quỹ. Vì đứng trước biến động giá, nhà giao dịch lại càng có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Nắm bắt xu hướng giá vàng &Tín hiệu giao dịch ký quỹ mới nhất ▼▼▼ SÀN MITRADE
Đăng ký để nhận thưởng 100USD!Có sẵn 50,000USD vốn ảo KHÔNG RỦI RO để giao dịch demo và luyện tập!
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm qua các cách phân tích giá vàng hiệu quả bằng những phương pháp phổ biến và dễ hiểu, từ đó các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra dự đoán giá vàng trong năm 2025/2026.
1. Giá vàng hiện tại là bao nhiêu – dự báo giá vàng năm 2024
Giá Vàng hiện tại là bao nhiêu?
Giá vàng ngày 7/12/2023 đang giao dịch ổn định ở mức 2.020 – 2.030 USD/ounce. Sau khi tăng mạnh và đạt đỉnh 2.150 USD vào ngày 4/12, giá vàng đã điều chỉnh mạnh ngay trong ngày hôm đó là hiện chỉ giao động quanh mức 2.000 đến 2.040 USD.
Các tín hiệu kỹ thuật đều cho thấy giá vàng cần phải có sự điều chỉnh, tuy nhiên, việc giá vàng đang nằm ngay trên ngưỡng tâm lý 2.000 USD cho thấy đây có thể là vùng cân bằng ngắn hạn. Nếu đi ngang ở đây đủ lâu, vàng có thể tiếp tục tạo đà đi lên mà không cần trải qua một cú điều chỉnh nào mạnh dưới 2.000 USD nữa.
Diễn biến giá vàng khung 1D (Nguồn: Mitrade)
Bước vào tháng 3 năm 2024, giá vàng tiếp tục tăng phi mã và lập đỉnh mới trên mốc $21.000. Tại sao giá vàng có thể nhảy múa trên đỉnh cao?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giá vàng tạo đỉnh mới nhưng yếu tố chủ chốt được cho là sức mạnh đồng USD đang suy yếu và kỳ vọng về một chu kỳ giảm lãi suất kéo dài của FED chuẩn bị được kích hoạt vào năm 2024.
Dự báo giá Vàng năm 2024:
Hiệu suất của giá vàng trong chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed
Nhiều chuyên gia cho rằng giá vàng là một tài sản có hiệu suất đầu tư khá tốt trong năm 2024. Theo dự báo giá vàng của JPmorgan, do xung đột Nga – Ukraine, Israel – Hamas và kỷ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất, giá vàng có thể tiếp tục ghi nhận mốc mới trong năm 2024.
Những dự đoán khác về giá vàng trong năm 2024:
-
Tháng 11/2023, Bank of Ameria đã dự đoán giá vàng vào năm 2024 có thể lên mức 2.400 USD/ounce, tương đương tăng 18% so với hiện tại
-
UBS thì đưa ra mức dự đoán vượt qua một chút so với vùng đỉnh cũ là 2.200 USD/ounce vào cuối năm 2024.
-
Kitco News thậm chí đưa ra dự đoán lạc quan hơn khi cho rằng giá vàng có thể đạt mức 2.700 hoặc 3.000 USD vào cuối năm 2024.
Điền thông tin cá nhân vào biểu mẫu đăng ký
Nap vốn vào tài khoản giao dịch, tối thiểu là $50
Tìm kiếm cơ hội giao dịch và đặt lệnh mua bán
2. Tạo sao nên biết phân tích xu hướng giá vàng?
Xu hướng giá vàng trong năm 3 năm trở lại đây (2021 – 2023) có những có sự biến động rất mạnh. Những tháng đầu năm 2021 và đầu năm 2022 đều tăng lên với mức khá cao trên 1.900 USD/ounce. Nhưng từ tháng 3/2022 lại liên tục tạo những đáy mới, và chạm mốc 1.643,2 USD/ounce.
Đến năm 2023, giá vàng cũng lên xuống thất thường khi có những thời điểm nó đã điều chỉnh khoảng 15% từ đỉnh 2.075 USD xuống còn hơn 1.800 USD, trước khi tăng trở lại và đạt đỉnh mới ở 2.150 USD. Sự kiện tác động chính làm giá vàng tăng mạnh trong thời gian qua đó là chiến sự giữa Israel – Palestine khiến giá dầu tăng cao và lạm phát có nguy cơ quay trở lại, cùng với đó là kỳ vọng hạ lãi suất của FED khiến đồng USD suy yếu.
Bước sang đầu năm 2024, giá vàng khá ổn định và giữ được mức giá cao quanh $20.000 và cố gắng chinh phục mốc mới. Vào đầu tháng 3 năm nay, giá vàng đã ghi nhận được mức cao kỷ lục mới đó là $2.148,86 .
Việc phân tích giá vàng
Vàng được coi như một loại hàng hoá có thể thay thế tiền pháp định và được sử dụng nhiều bởi các quỹ phòng hộ để chống lại lạm phát. Hơn nữa, vàng cũng là một loại tài sản thường dùng cho dự trữ quốc gia để làm công cụ chống suy thoái kinh tế.
Ngoài ra, vàng còn được xem là một sản phẩm để đầu tư ưa thích của một lượng lớn nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế.
Chính vì vậy, việc theo dõi và phân tích giá vàng không chỉ đánh giá được sức khoẻ kinh tế của một quốc gia và thế giới mà còn đem lại cơ hội đầu tư kiếm lời cho các nhà giao dịch.
Vàng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như sức mạnh của đồng USD, chiến tranh, khủng hoảng năng lượng…. Ngoài ra thì chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương cũng tác động mạnh mẽ đến xu hướng của vàng.
Chỉ số cảm tính thị trường vàng và nhiều loại hàng hóa khác-Nguồn: Mitrade
Theo chỉ số cảm tính thị trường trên sàn Mitrade, tỷ lệ 43% – 57% cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang có độ chênh lệch không nhiều nhưng nghiêng về bán nhiều hơn là mua. Điều này có thể cho thấy là thị trường đang có xu hướng chờ giá vàng điều chỉnh thêm thay vì muốn mua ngay bây giờ.
Nếu bạn giao dịch mà không nắm rõ các cách phân tích giá vàng và sử dụng những chỉ báo quan trọng thì rất khó để xác định đúng đâu mới là xu hướng chính và đâu là những đợt điều chỉnh giá.
Xu hướng giá vàng trong khung 1H-Nguồn: Tradingview
Các chuyên gia thường sử dụng một số công cụ như phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và chỉ số niềm tin để xác định xu hướng tương lai của vàng.
Vàng được xem là một loại hàng hóa để giao dịch và cũng là một dạng tiền tệ của thị trường. Vàng thường được định giá bằng USD và có thể giao dịch trực tiếp cũng như trực tuyến.
3. Nhìn lại biểu đồ giá vàng trong 5 năm qua 2019 ~ 2024
☆ Xu hướng giá vàng 2019
Biểu đồ giá vàng năm 2019 (Nguồn: Goldchartus)
Với việc FED cắt giảm lãi suất và mua trái phiếu chính phủ, kết hợp với những bất ổn về chính trị và kinh tế thế giới, giá vàng thế giới đã tăng gần 19%.
Vàng vẫn luôn được coi là một loại tài sản có độ an toàn cực cao và luôn là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư mỗi khi xảy ra những biến cố chính trị, kinh tế, thiên tai, bệnh dịch với quy mô toàn cầu.
Điều này khiến các nhà đầu tư trên thế giới thay vì bỏ tiền vào thị trường cổ phiếu thì họ lại đang dịch chuyển sang đầu tư vàng.
☆ Xu hướng giá vàng năm 2020
Biểu đồ giá vàng năm 2020 (Nguồn: Goldchartus)
Thị trường vàng năm 2020 khép lại với mức tăng trưởng ấn tượng. Theo thống kê, vàng đã tăng hơn 25% trong năm 2020.
Vàng đã lập đỉnh vào tháng 8 với mức 2.072,5 ounce mặc dù trước đó, vào tháng 3, nó vẫn gặp khó khăn trong việc đi lên từ mức 1451$/ounce. Như vậy, vàng đã tăng trưởng đến 600 USD chỉ trong vòng 5 tháng.
Nguyên nhân của việc này là do ảnh hưởng của đại dịch Covid hồi tháng 3. Chính đại dịch đã đánh sập gần như toàn bộ thị trường tài chính trên thế giới. Tuy nhiên, ngay sau đó, kim loại quý này lại được săn đón với tư cách là tài sản trú ẩn an toàn. Tiếp sau đó, Mỹ tung ra các gói hỗ trợ kinh tế đã đẩy giá vàng lên cao đến đỉnh điểm như hồi tháng 8.
☆ Xu hướng vàng năm 2021
Biểu đồ giá vàng năm 2021 (Nguồn: Goldchartus)
Giá vàng năm 2021 không có quá nhiều biến động bất ngờ. Cụ thể thì vàng đã giảm 8% trong năm 2021. Khởi đầu năm, vàng đã ở quanh vùng 1.950 tuy nhiên nó đã lao dốc nhanh chóng trong tháng 3 để về mức 1.700.
Phải mất 3 tháng, tức là vào tháng 6, vàng mới có thể lấy lại được mốc 1.900 của mình nhưng cũng chỉ cần 3 tháng để vàng quay trở lại mốc 1.700. Kết thúc năm 2021, vàng đã dao động trong vùng 1800 và không có dấu hiệu chuyển biến nhiều.
Lý do vàng biến động đi xuống nhiều trong năm 2021 được cho là do chính sách tiền tệ thắt chặt từ FED, ECB, BOE.. Các ngân hàng trung ương lớn đồng loạt thắt chặt tiền tệ để chống lại việc giá cả leo thang trong bối cảnh kinh tế bình phục sau đại dịch. Một nguyên nhân nữa đó chính là xu hướng tăng giá của đồng USD. Trong năm 2021, đồng USD đã tăng 7% so với 6 đồng tiền lớn khác.
Ngoài ra cũng phải kể đến sự bùng nổ của các thị trường khác như tiền điện tử. Các thị trường này đã vô cùng sôi động trong năm qua và khiến vàng bị lu mờ.
☆ Xu hướng vàng năm 2022
Biểu đồ giá vàng năm 2022 (Nguồn: Goldchartus)
3 tháng đầu năm 2022, giá vàng leo dốc do lạm phát tăng mạnh sau khoảng thời gian dài đại dịch Covid-19 diễn ra, các ngân hàng nới lỏng chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế cùng sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và bất ổn chính trị. Tuy nhiên, ngay khi thông tin FED tăng lãi suất vào tháng 3/2022, giá vàng bắt đầu lao dốc.
Lãi suất FED tăng trong năm 2022 (Nguồn: Forbes.com)
Trong năm 2022, FED đã tăng lãi suất 7 lần, từ ngày 17/3/2022 đến ngày 14/12/2022 từ mức 0,25% ~ 0,50% lên 4,25% ~ 4,50%. Điều này khiến đồng USD mạnh lên và vàng chạm đáy 1.618 USD/ounce vào tháng 11/2022 (mất khoảng 21% từ đỉnh tháng 3/2022).
Tuy nhiên, việc FED giảm tốc quá trình tăng lãi suất từ tháng 12/2022, cùng nhiều dự đoán về tình trạng suy thoái kinh tế trong năm 2023 đã giúp giá vàng tăng tích cực cuối năm 2022 và kết thúc năm ở mức giá 1.823 USD/ounce (tăng 12,6% từ đáy tháng 11/2022).
☆ Xu hướng vàng năm 2023
Giá vàng trong năm 2023 (Nguồn: Tradingview)
Trong năm 2023, vàng đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ động thái chậm lại đà tăng lãi suất của FED. Đến cuối năm 2023, kỳ vọng FED giảm lãi suất còn khiến giá vàng tạo đỉnh cao nhất mọi thời đại mới ở 2.150 USD.
Ngoài ra, yếu tố thúc đẩy giá vàng trong năm nay còn đến từ xung đột bất ngờ nổ ra ở Israel – Palestine, khiến giá dầu tăng cao và làm nguy cơ lạm phát có thể quay trở lại. Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy giá vàng đang điều chỉnh vào cuối tháng 10 nhưng đã bật tăng cực kỳ mạnh mẽ vào giữa tháng 10 khi có thông tin lực lượng Hamas tấn công vào Israel.
☆ Xu hướng vàng năm 2024
Vào năm 2024, giá vàng đã trải qua một hành trình đáng kể, bắt đầu từ giai đoạn tích lũy quanh mức 2.000 USD và tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới trên 2.700 USD.
Giá vàng trong năm 2024. Nguồn: tradingeconomics.com
Cuộc đua giá này chủ yếu được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị gia tăng, đặc biệt liên quan đến cuộc xung đột Israel-Iran, và nỗi lo về suy thoái kinh tế ngày càng lớn khiến nhu cầu vàng như một tài sản trú ẩn tăng cao.
Đặc biệt, từ tháng 2 đến tháng 4, giá vàng đã tăng khoảng 17% khi các nhà giao dịch phản ứng với những dấu hiệu tiềm ẩn của suy thoái kinh tế và cảm giác sợ bỏ lỡ (FOMO) khi kim loại quý này liên tiếp phá kỷ lục.
Ngay cả khi dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh mẽ và các quan điểm diều hâu từ Cục Dự trữ Liên bang, vàng vẫn thể hiện sự kiên cường, nhấn mạnh vai trò kép của nó như một nơi trú ẩn trong thời kỳ bất ổn và như một chỉ báo cho kỳ vọng chính sách tiền tệ.
4. Dự đoán giá vàng trong 2 năm tới 2025/2026
Giá vàng thường có biến động khá mạnh trong các giai đoạn kinh tế khó khăn với lạm phát tăng cao và phản ứng của nhà đầu tư đối với các chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu.
Giá vàng đã đạt mức cao kỷ lục mới trong quý một năm 2024. Mở đầu thời kỳ này vào ngày 2 tháng 1 ở mức 2.041,20 USD/ounce, vàng đã duy trì một phạm vi tương đối ổn định trong hai tháng đầu, dao động trên mức 2.000 USD, trước khi trải qua một đợt giảm nhẹ giữa tháng 2.
Sự sụt giảm này đã khiến giá giảm xuống mức thấp nhất trong quý một là 1.991,98 USD vào ngày 13 tháng 2. Tuy nhiên, kim loại này sớm phục hồi, tăng đều đặn về đầu tháng 3 và cuối cùng đạt mức cao nhất trong quý là 2.251,37 USD vào ngày 31 tháng 3.
Có nhiều dự đoán khác nhau về giá vàng trong năm 2025 và năm 2026 từ các tổ chức tài chính và hãng truyền thông lớn trên thế giới:
-
Theo J.P.morgan, giá vàng được dự đoán sẽ đạt đỉnh cao mới trên 2.300 đô la mỗi ounce vào năm 2025.
-
Bloomberg Terminal dự báo giá vàng sẽ nằm trong vùng giá từ 1.709,47 đến 2.727,94 đô la trong năm 2025.
-
Coinpriceforecast nhận định rằng giá vàng có thể phá vỡ mốc $27.000 vào năm 2026.
Các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn như World Bank, IMF cũng thường thay đổi các mức dự đoán của mình theo diễn biến của kinh tế thị trường. Do đó, nhà giao dịch nên thường xuyên cập nhật và đánh giá lại các dự đoán về giá vàng trong 2 năm tới 2025/2026 để đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt.
Ngoài ra, việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng cũng rất quan trọng trong quá trình đầu tư.
Các Yếu Tố Cần Lưu Ý Khi Đầu Tư Vàng
#1 Sức mạnh của đồng USD
Đồng USD mạnh hơn thường có nghĩa là vàng yếu hơn. Hãy luôn chú ý đên các báo cáo Kinh tế của mỹ như bảng lương phi nông nghiệp hay báo cáo việc làm.
#2 Tốc độ nợ công
Tốc độ nợ công tăng cao ở nhiều nước khiến tình trạng cung tiền ngày một tăng. Như vậy nhiều khả năng các ngân hàng trung ương lớn như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ mua vàng mạnh, đẩy thị trường vàng vào sự khan hiếm và khiến giá vàng tăng lên.
#3 Hành động của ngân hàng trung ương về lãi suất
Triển vọng lãi suất giảm sẽ dẫn đến tăng giá vàng tăng lên để bảo vệ giá trị.
#4 Căng thẳng địa chính trị
Cụ thể, nếu căng thẳng giữa Nga – Ukraine hay Israel – Palestine không có dấu hiệu giảm nhiệt thì giá vàng sẽ vẫn tiếp tục gia tăng. Cả hai xung đột này là lý do khiến giá dầu và lạm phát leo thang, điều đặc biệt có tác động thúc đẩy cho giá vàng..
5. Phân tích giá vàng như thế nào?
Chính bởi việc phụ thuộc vào rất nhiều tác động từ các mối liên kết với mình từ trực tiếp đến gián tiếp nên việc phân tích giá vàng đòi hỏi nhà đầu tư phải có một kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực hàng hóa, tiền tệ, chính trị, kinh tế kết hợp với những công cụ phân tích cho ra các chỉ báo như MACD,RSI,COT mới có thể đưa ra được dự báo chính xác về xu hướng giá của Vàng.
Dưới đây là một số các công cụ thường được các nhà đầu tư lựa chọn khi cần xác định hướng đi tương lai của giá Vàng.
5.1 Biểu đồ giá vàng–Chỉ báo MACD
Sử dụng đường MACD để phân tích biểu đồ giá vàng trực tuyến-Nguồn Tradingview
MACD(đường trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ) là một chỉ báo xung lượng sử dụng đường trung bình động(MA) hoặc đường trung bình lũy thừa (EMA) nhằm tính toán và xác định tín hiệu đảo chiều của một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.
MACD được tính bằng cách sử dụng đường EMA 26 và EMA 12 với đường EMA 9 làm đường tín hiệu.
Với chỉ báo MACD các nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng cũng như xác định mức giá mà sẽ tăng lên/giảm xuống.
5.2 Chỉ số RSI
RSI(Chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ báo động lượng phổ biến và dễ dàng áp dụng vào việc xác định mức quá mua (tín hiệu bán) hoặc quá bán(tín hiệu mua) trong thị trường vàng.
Một biểu đồ phân tích giá vàng trực tuyến với chỉ báo RSI-Nguồn: Forexcrunch
Với thước đo từ 0 đến 100,thị trường vàng được gọi là quá mua khi chỉ số RSI trên 70 và quá bán khi chỉ số dưới 30(đối với thang đo 14 ngày).Tuy nhiên các nhà đầu tư thường sử dụng tùy biến mức chỉ số 70 và 30 tùy theo việc sử dụng chỉ số RSI trong chu kỳ giao dịch ngắn/dài ngày.
Một cách phổ biến khác để sử dụng RSI là tìm kiếm tín hiệu phân kỳ thường và phân kỳ ẩn(failure swing). Các tín hiệu Phân kỳ thường xảy ra trong trường hợp khi tài sản(Vàng) đang tạo ra một đỉnh mới trong khi chỉ số RSI không vượt qua được đỉnh trước đây, điều này cho ta tín hiệu đảo chiều của thị trường sắp xảy ra.
Hơn nữa nếu chỉ số RSI giảm xuống dưới đáy gần nhất của nó,tín hiệu phân kỳ âm đang cho ta thấy sắp xảy ra một sự đảo chiều của thị trường.
Để có được kết quả chính xác hơn, hãy xác định xem thị trường hiện tại là có xu hướng hay thị trường không có xu hướng vì RSI phân kỳ không đủ mạnh trong một thị trường có xu hướng. RSI đặc biệt hữu dụng khi được sử dụng chung với các chỉ báo khác.
5.3 Tâm lý thị trường Vàng-Báo cáo COT
Báo cáo COT là báo cáo tổng hợp vị thế mua bán (long/short) của thị trường trên CME (một công ty phi lợi nhuận có trụ sở tại Chicago, cung cấp các hợp đồng tương lai, quyền chọn và là thị trường phái sinh đa dạng hàng đầu thế giới) và chốt số liệu vào thứ ba hàng tuần của hơn 20 nhà đầu tư nắm giữ vị thế bằng hoặc lớn hơn mức phải báo cáo được quy định bởi CFTC (Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai).
Một báo cáo COT về vàng-Nguồn: Staticflickr
Báo cáo hàng tuần COT được phát hành vào mỗi thứ sáu vào lúc 3:30 p.m(giờ EST) tương ứng với 4:30 a.m ngày thứ 7 giờ Việt Nam.
Báo cáo COT được sử dụng như một công cụ nhằm xác định dòng tiền trên thị trường đang chảy theo hướng nào và từ đó quyết định xu hướng tiếp theo của thị trường.
Conmercial Hegers(Những nhà giao dịch tránh rủi ro):Đường màu xanh
Large Traders(Những nhà đầu cơ lớn):Đường màu đỏ
Small Traders(Những nhà đầu cơ nhỏ):Đường màu tím
5.4 Giá trị đồng USD
Về cơ bản, giá trị của vàng thường tỉ lệ nghịch với giá trị đồng USD. Khi giá trị đồng USD mạnh có xu hướng làm cho giá vàng ổn định hơn và khi giá trị đồng USD yếu có thể dẫn đến việc vàng bị đẩy giá cao hơn bởi khi USD bị giảm giá trị các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm một loại tài sản an toàn hơn và có khả năng tăng giá.
Vàng có lãi suất kỳ hạn,tương tự như USD. Lãi suất này được gọi là lãi suất Gofo, tăng so với đồng đô la Mỹ khi nhu cầu vàng tăng.
5.5 Nhu cầu vàng
Nhu cầu vàng từ các ngành nghề (đặc biệt là công nghệ, trang sức đá quý) và các tổ chức tài chính như quỹ ETF và các ngân hàng trung ương, có ảnh hưởng khá lớn giá vàng. Nhu cầu đầu tư và sự dụng vàng trong sản xuất kinh doanh sẽ đẩy giá vàng lên cao. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương tăng lượng dự trữ vàng cũng tác động lên tâm lý nhà đầu tư trong nhu cầu giữ vàng dài hạn và giữ giá vàng ổn định hơn.
Biểu đồ cầu vàng (Nguồn: Metals Focus, World Gold Council)
Giá vàng cao trong năm 2023 phản ánh rằng nhu cầu tổng thể mạnh mẽ đối với kim loại quý này. Nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương vẫn ở một nhịp độ nhanh chóng, gần như đạt mức cao kỷ lục được ghi nhận trong năm 2022. Nhu cầu mạnh mẽ từ khu vực chính thức, kết hợp với sự tiêu thụ trang sức toàn cầu có khả năng phục hồi, đã có thể bù đắp những dòng chảy ra lớn từ các quỹ ETFs được hỗ trợ bằng vàng.
5.6 Những mỏ vàng mới
sản lượng khai thác vàng đã tăng mạnh trong những năm gần đây tuy nhiên nhiều chuyên gia dự đoán rằng sản lượng khai thác đã đạt tới đỉnh điểm.
Lí do là bởi các mỏ vàng “dễ khai thác” đều đã bị khai thác hết và giờ đây người ta phải đào sâu hơn để có thể tìm được nguồn vàng chất lượng.Điều này dẫn đến việc chúng ta đang phải bỏ ra nhiều tiền hơn để khai thác nhưng lại thu được ít vàng hơn dẫn tới giá vàng sẽ tăng.
5.7 Theo dõi những tin tức quan trọng
◎ Chính sách tiền tệ của các quốc gia
Đây là tin tức được quan tâm hàng đầu hiện nay đối với thị trường tài chính cũng như nhà đầu tư, trong đó có thị trường vàng. Chính sách tiền tệ, đặc biệt là FED, có tác động lớn đến giá trị đồng USD cũng như hiệu suất trái phiếu, hai chỉ báo quan trọng trong việc dự đoán giá vàng.
◎ Các vấn đề căng thẳng địa chính trị
Diễn biến cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, cũng như chính sách kinh tế, đối ngoại của các quốc gia với Nga, có tác động lớn đến hoạt động kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính, tiêu biểu là lạm phát và giá năng lượng, đây cũng là những chỉ báo quan trọng đối với giá vàng.
◎Các cơ cấu tài chính-ngân hàng, sàn giao dịch vàng… cũng sẽ là một tác nhân tác động đến giá vàng khi nền kinh tế của nhiều quốc gia đang có dấu hiệu bước vào khủng hoảng,lúc này động thái thường thấy của các ngân hàng,sàn giao dịch sẽ là bơm thêm tiền vào để giải cứu,điều này gián tiếp làm hạ giá trị đồng tiền hoặc hàng hóa tuy nhiên có thể vì vậy mà giá vàng sẽ tăng lên để bù lại phần giá trị chênh lệch.
◎Các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, forex: Các thị trường tài chính thường có mối quan hệ tương tác với nhau nên việc theo dõi các thị trường là cần thiết đối với nhà đầu.
6. Các kinh nghiệm và mẹo đầu tư vàng
Để đầu tư vàng hiệu quả, ngoài việc sử dụng các phương pháp phân tích cơ bản và kỹ thuật để đánh giá xu hướng và điểm mua bán thì việc áp dụng những mẹo đầu tư được đúc kết và chia sẻ từ những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho trader. Dưới đây là 10 mẹo đầu tư vàng hiệu quả:
-
Hình thức đầu tư: Phụ thuộc vào mục đích và chiến lược đầu tư vàng mà trader lựa chọn hình thích phù hợp như đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.
Với những nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi trong thời gian dài và khả năng chịu đựng rủi ro thấp thì việc đầu tư vàng vật chất dài hạn sẽ là lựa chọn tốt trong thời gian tới khi vàng được dự báo theo xu hướng tăng.
Ngược lại, những nhà đầu tư có vốn đầu tư nhỏ hoặc khả năng chịu đựng rủi ro cao có thể tham gia thị trường phái sinh (tương lai hoặc CFDs) để tận dụng đòn bẩy tài chính cũng như lợi thế kiếm lời 02 chiều. Tuy nhiên, việc đầu tư thị trường phái sinh yêu cầu trader cần có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư tốt để quản trị rủi ro hiệu quả.
-
Thời điểm đầu tư: Thời điểm đầu tư sẽ phụ thuộc vào hình thức và mục đích đầu tư của trader. Nếu đầu tư dài hạn, trader có thể lựa chọn mua vàng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 khi giá vàng thường được dự báo giảm so với các tháng cuối năm.
Nếu đầu tư ngắn hạn, trong ngày hoặc trong tuần tại thị trường phái sinh, trader cần theo dõi khi vàng đã rõ xu hướng để an toàn hơn khi vào lệnh.
-
Phân bổ vốn đầu tư: trader không nên đầu tư toàn bộ vốn hiện có vào vàng mà thay vào đó có thể lựa chọn phân bổ theo tỷ lệ 10%, 20%, 30%… tuỷ thuộc vào mức độ rõ ràng của xu hướng thị trường và khả năng phân tích của trader.
-
Lựa chọn tỷ lệ đòn bẩy tài chính: đối với trader mới tham gia thị trường, việc lựa chọn đòn bẩy tài chính cao có thể đem đến rủi ro cao. Đòn bẩy 1: 2 ~ 1: 5 có thể phù hợp hơn với trader mới tham gia.
-
Quản trị rủi ro: luôn sử dụng lệnh stop loss khi giao dịch tại thị trường phái sinh để tránh thua lỗ lớn khi giá đi ngược xu hướng dự đoán. Ngoài ra trader có thể sử dụng lệnh cắt lỗ dưới (trailing stop loss) để tăng lợi nhuận khi giá đang đi đúng xu hướng dự đoán.
7. Lời kết
Có thể thấy, xu hướng hiện tại của giá vàng trong ngắn hạn là đi ngang hoặc điều chỉnh. Tuy nhiên, phần lớn thị trường đều đang kỳ vọng nó sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2024 do chu kỳ cắt giảm lãi suất của FED đang cận kề và tình hình bất ổn ở nhiều điểm nóng trên thế giới như Nga – Ukraine và Israel – Palestine.
Chính vì vậy đầu tư ngắn hạn-hợp đồng chênh lệch(Giao dịch ký quỹ/đòn bẩy) đang được nhắc đến như một hình thức đầu tư khôn ngoan vào lúc này bởi tính hai chiều của nó,với hợp đồng chênh lệch nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa vào dòng chảy thị trường ngắn hạn để tiến hành giao dịch bởi giao dịch ký quỹ là hình thức đầu tư cho phép nhà đầu tư thực hiện cả hai lệnh mua và bán