Trading involve risks and are not suitable for all investors. Please ensure you fully understand the risk involved.

BEP20 là gì? Tiêu chuẩn Token BEP20

BEP20


1. BEP20 và BEP20 token là gì?


Trước khi đi vào chi tiết về BEP20, bài viết sẽ giải thích một số khái niệm để người đọc không bị nhầm lẫn cũng như có một cách nhìn hệ thống về các đối tượng liên quan đến BEP20.

֎ Token và tiêu chuẩn token
Các nền tảng (platform) có hỗ trợ hợp đồng thông minh (smart contract) cho phép người dùng có thể tự xây dựng và phát hành ứng dụng phi tập trung (decentralized application – Dapps). Mỗi Dapps lúc này đi kèm với một đơn vị giá trị – được thể hiện qua một tải sản có thể giao dịch được, gọi là token – để người sở hữu token có thể sử dụng một tiện ích hoặc để thể hiện một số hành động liên quan đến lợi ích cũng như quản trị liên quan đến DApps đó.


Khi được xây dựng, các token này bắt buộc phải tuân theo một tiêu chuẩn nhất định được quy định bởi từng platform – được gọi là tiêu chuẩn token (token standard). Các tiêu chuẩn này là tập hợp các nguyên tắc và hướng dẫn bắt buộc phải được đưa vào smart contracts. Nếu một token nào đó không đạt tiêu chuẩn token của platform thì nó sẽ không tương thích cũng như giao tiếp được với phần còn lại của hệ sinh thái.

Mỗi blockchain platform sẽ thiết lập một bộ thiêu chuẩn token riêng mà các hợp đồng thông minh được xây dựng trên nền tảng đó phải tuân theo. Điển hình hiện tại có tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum, hoặc tiêu chuẩn BEP20 cùa Binance Smart Chain – nay đã được chuyển đổi thành BNB Smart Chain (cũng là đối tượng chính của bài viết này).

֎ Binance Smart Chain (BSC) là gì?

BSC là một nền tảng blockchain được Binance – một trong những sàn giao dịch tập trung tiền kỹ thuật số lớn nhất – được giới thiệu vào tháng 09/2020. Trước BSC, Binance đã cho ra mắt Binance Chain (BC) vào 2019. BSC ra đời sau nhưng không thay thế mà hoạt động song song và hoàn toàn độc lập với BC. Nguyên nhân ban đầu để BSC và BC vẫn tồn tại độc lập là do mỗi nền tảng có đặc điểm riêng:

☀️ BC ra đời trước vào 2019 với mục đích hỗ trợ cho các giao dịch với tốc độ nhanh và phi tập trung (decentralized trading), tuy nhiên lại không hỗ trợ cho smart contract. Về mặt kỹ thuật, khi một nền tảng được tối ưu hóa cho tốc độ giao dịch và không lưu giữ (non-custodial) thì việc lưu trữ thông tin và chạy smart contracts đến một thời điểm nào đó có thể làm tắc nghẽn mạng. Một ví dụ thực tế cho tình trạng này là sự kiện game CryptoKitties đã làm nghẽn toàn bộ mạng lưới của Ethereum vào tháng 12/2017 – khi sự phổ biến của game này lên mức rất cao.

☀️ BSC được Binance cho ra mắt với mục đích bổ sung cho tính năng còn thiếu của BC – hỗ trợ smart contract. Tuy nhiên, BSC hoàn toàn độc lập với BC, điều này có nghĩa là BSC hoàn toàn có thể hoạt động ngày cả khi BC ở chế độ offline (và ngược lại).

Binance Chane và Binance Smart Chain sau đó cũng đã được chuyển đổi và đổi tên thành BNB Chain và BNB Smart Chain (sau đây vẫn giữ nguyên tên viết tắt trong bài này là BC và BSC). Sự phát triển này nhằm hướng tới sự phi tập trung và mang lại thêm nhiều sự cải tiến để tăng cường lợi ích cho người dùng, người phát triển dự án và kết nối với cộng đồng. Tuy nhiên chi tiết về sự chuyển đổi này không phải là đối tượng chính của bài viết này và sẽ được đề cập chi tiết ở một nội dung liên quan khác.

֎ BEP20

Từ các nội dung bên trên, BEP20 được định nghĩa là tiêu chuẩn chung cho tất cả các tokens được phát hành trên nền tảng BSC. BEP20 xác định khung và các nguyên tắc mà các token trên BSC phải tuân thủ theo. Việc tạo ra BEP20 token khá đơn giản và dễ hiểu, thậm chí đối với người chưa có kiến thức về lập trình. Người có nhu cầu chỉ cần cung cấp một vài thông tin như tên gọi, ký hiệu và tham số cơ bản để có thể tạo được BEP20 token trên BSC. Các tham số này bao gồm:

Stt

Tham số

Ý nghĩa

Mục đích

1

Có thể đốt (can burn)

Tham số này xác định token có thế bị đốt cháy để giảm nguồn cung, khiến nó giảm phát  và tăng giá trị.

Điều chỉnh nguồn cung token.

2

Có thể đúc (can mint)

Tham số này ngược lại với có thể đốt, xác định xem token đó có thể đúc thêm để tăng số lượng theo thời gian, khiến nó lạm phát cũng như giảm giá trị trên từng đơn vị.

3

Có thể tạm dừng (can pause)

Tham số này chỉ định có thể tạm dừng tất cả các hoạt động liên kết với token khi cần hay không. Tham số này cực kỳ quan trọng trong trường hợp bị tấn công độc hại   hoặc phần mềm có lỗ hổng.

Trao quyền kiểm soát tối đa cho người/địa chỉ khởi tạo.

4

Danh sách đen (blacklist)

Tham số này cho khả năng đưa vào danh sách đen các địa chỉ cụ thể để giới hạn hoạt động, đông thời ngăn ngừa rủi ro.


2. BEP20: Điểm mạnh và Điểm yếu


Điểm mạnh

✔️ BEP20 token được giao dịch trên một trong những hệ sinh thái phổ biến nhất, do đó nó cũng có độ tin cậy nhất định từ thị trường;

✔️ BSC thu phí giao dịch BEP20 token rẻ hơn so với ERC20 trên Ethereum;

  Chi phí giao dịch bình quân (Gas fee) trên BSC và Ethereum

  Chi phí giao dịch bình quân


                                                Chi phí giao dịch bình quân (Gas fee) trên BSC và Ethereum


✔️ Thời gian giao dịch trên BSC nhanh hơn trên Ethereum (thời gian tạo chuỗi block trên BSC là 3s so với 13s trên Ethereum);

✔️ Tăng tính linh hoạt do BSC. BEP20 token tương thích với cả tiêu chuẩn token BEP2 của BC và tiêu chuẩn token ERC20 của Ethereum bởi vì BSC hỗ trợ cả 2 nền tảng này;

✔️ Khả năng mở rộng (scalability) cao.

Mở Tài Khoản Demo Mở Tài Khoản Thật 


Điểm yếu

Mặc dù có nhiều điểm mạnh, BSC cũng như BEP20 vẫn có một số điểm yếu, cụ thể:

⭕ Do mới được hình thành, do đó BEP20 token còn có quy mô khiêm tốn (so với ERC20) – vốn hóa của BNB là 7.5 tỷ USD trong khi vốn hóa của Ether là hơn 220 tỷ USD (theo số liệu cuối 04/2023) – đồng thời cũng chưa được hỗ trợ mạnh mẽ từ các ví và sàn giao dịch khác, từ đó tính thanh khoản (liquidity) cũng chưa cao. Tuy nhiên, điểm yếu này được cho là sớm khắc phục với sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng BSC. Dấu hiệu điển hình là lượng giao dịch trên BSC có xu hướng tăng mạnh kể từ khi bắt đầu hình thành từ 2020.

⭕ BSC được thiết lập bởi Binance, do đó Binance sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với mạng lưới này. Việc này có thể dẫn đến lo ngại về việc kiểm duyệt (censorship) và giảm mức độ phi tập trung (decentralization) – 2 yếu tố rất quan trọng của công nghệ blockchain. Tuy nhiên điểm yếu này dần được khắc phục sau khi Binance Smart Chain được phát triển và đổi tên thành BNB Smart Chain và được tích hợp vào nền tảng đa chuỗi BNB Chain. Nền tảng này khắc phục tính thiếu phi tập trung vốn có của Binance Smart Chain do Binance hoặc bất kỳ cá nhân/tổ chức nào sở hữu BNB Smart Chain.

⭕ 2 tham số của ERC về việc trao quyền kiểm soát tối đa cho người/địa chỉ khởi tạo – có thể tạm dừng và danh sách đen – làm tăng tính tập trung (centralization) của BEP20 token. Điều này cho phép một nhóm nhỏ có thể loại bỏ các thành viên khác.

Ngoài các điểm yếu có thể khắc phục được liên quan đến sự mới mẻ của BEP20 token trên thị trường, vấn đề về giảm mức độ phi tập trung được xem là vấn đề quan trọng nhất của BEP20 token.


3. Sự phát triển của BEP20 trong thời gian qua


Dựa vào thế mạnh về phí giao dịch thấp và tốc độ giao dịch cao của mình, BSC cũng như BEP20 token chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian hơn 2 năm vừa qua cũng như đầy tính hứa hẹn cho sự phát triển trong tương lai. Một vài tiêu chí thể hiện rõ sự phát triển này như sau:

Số lượng DApps: mặc dù còn khá non trẻ, tuy nhiên số lượng DApps BSC tích hợp trong năm 2022 là gần 2,200 dApps, trong khi đó 2 nền tảng có số dApps lớn tiếp theo là Polygon và Ethereum chỉ xung quanh 500 cho mỗi nền tảng;

 Tỷ trọng DApps trên các nền tảng (theo số liệu 2022)

                                                                   Tỷ trọng DApps trên các nền tảng (theo số liệu 2022) [Số liệu lấy từ Bscscan và Etherscan]


 Số lượng địa chỉ hoạt động (active address) của BSC vào cuối tháng 04/2023 là ~1.3 triệu, Ethereum là ~350k.

                                           Số lượng địa chỉ hoạt động (active address) trên BSC (BEP20) và Ethereum (ERC20)

 Về số lượng giao dịch: BSC cũng cho thấy lượng giao dịch tăng mạnh mẽ kể từ khi được hình thành, đã có lúc vượt 15 triệu giao dịch/ngày vào khoảng cuối 2021, hiện nay số lượng giao dịch bình quân đạt 3 – 4 triệu giao dịch/ngày. So với lượng giao dịch trên nền tảng Ethereum (~ hơn 1 triệu giao dịch/ngày), BSC cho thấy con số tăng nhanh và vượt trội.

16843130358685                                 Khối lượng giao dịch của BEP20 Token và ERC20 Token

16843130358685                                 Khối lượng giao dịch của BEP20 Token và ERC20 Token

                                Khối lượng giao dịch của BEP20 Token và ERC20 Token

BSC dần mở rộng phạm vi hoạt động, tương ứng với việc tăng cơ sở người dùng/địa chỉ hoạt động (user base), tăng khối lượng giao dịch (transaction volume), …Với các ưu điểm về chi phí và tốc độ, BSC cũng trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều nhà phát triển.

 Một số token dựa trên cơ sở tiêu chuẩn BEP20 nổi bật có thể kể đến là: PancakeSwap (CAKE); BakeryToken (BAKE); Alpha Finance Lab (Token: ALPHA) và nhiều dự án khác.

 PancakeSwap (Token: CAKE)

PancakeSwap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX – Decentralization Exchange) cho phép giao dịch các BEP20 token thông qua giao thức tạo lập thi trường tự động (AMM – Automated Market Maker) [AMM: cơ chế giao dịch tự động nhằm loại bỏ sự cần thiết của một đơn vị quản lý tập trung. Cơ chế này cho phép (hai) người dung giao dịch tài sản của họ mà không cần thông qua bất kỳ trung gian nào] trên BSC – sau đây gọi tắt là DEX AMM. CAKE token là một đồng tiền mặc định riêng (native token) của PancakeSwap, cứ mỗi block trên sàn này sẽ tạo ra được 25 CAKE. Một cách khái quát nhất thì trên sàn PancakeSwap, bên bán sẽ bỏ tài sản vào một nơi tập hợp gọi là “liquidity pool” và nhận về một lượng token CAKE, bên mua sẽ trao đổi trực tiếp (swap) tài sản của họ với tài sản trong pool thông qua hợp đồng thông minh.

Token CAKE ban đầu không có con số giới hạn về nguồn cung mà sử dụng cơ chế mua lại và đốt (buyback & burn) để hạn chế sự lạm phát, qua đó ổn định giá CAKE cũng như ổn định dự án. Tuy nhiên, sàn PancakeSwap sau đó đã đề xuất giới hạn nguồn cung tối đa cho CAKE Token là 750 triệu đơn vị thay cho sự vô hạn như ban đầu và thời gian ước tính để đạt được mức cung tối đa này là khoảng 4 năm kể từ khi đề xuất vào nửa cuối 2022.

 BakerySwap (Token: BAKE)

BakerySwap cũng là DEX AMM trên BSC và có token mặc định là BAKE theo tiêu chuẩn BEP20. Quy trình hoạt động của PancakeSwap cũng tương tự PancakeSwap thông qua “liquidity pool”. 

Ngoài tính năng cốt lõi là DEX AMM, dự án BakerySwap còn có một tính năng nổi trội khác là NFT Maketplace – nơi mà người tham gia có thể tạo và giao dịch tài sản NFT. Đây cũng chính là tính năng làm cho BakerySwap về mặt nào đó được xem là bản nâng cấp của PancakeSwap.  Hầu hết các NFT trước khi BakerySwap xuất hiện đều được giao dịch thông qua Ethereum, với chi phí giao dịch vốn đã cao hơn trên BSC nay lại còn có xu hướng tăng. Do đó sự ra đời của BakerySwap đã thúc đẩy quá trình trao đổi mua bán tài sản NFT sôi động hơn nhờ vào mức chi phí thấp và hiệu quả.

 Alpha Finance Lab (Token: ALPHA)

Alpha Finance Lab (AFL) là một giao thức phi tập trung (decentralized protocol) được hình thành với mục đích thúc đẩy tính thanh khoản của tài chính phi tập trung (DeFi) và chuỗi chéo (cross-chain). AFL chủ trương xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ phục vụ người dùng trên các nền tảng blockchain khác nhau, khởi đầu là BSC và Ethereum. Sản phẩm đáng lưu ý đầu tiên của AFL là Alpha Lending – một sản phẩm cho vay với lãi suất được điều chỉnh bằng thuật toán. Alpha Lending giải quyết được nhu cầu cho vay và đi vay rất lớn của người dùng trên 2 nền tảng BSC và Ethereum. ALPHA là token mặc định của AFL được hình thành trên tiêu chuẩn BEP20 với tổng cung được xác định trước là 1 tỷ token.


4. Mua Token BEP20 như thế nào?


BEP20 token hiện nay rất phổ biến và có thể dễ dàng mua-bán trên các sàn giao dịch hoặc ví điện tử, ví dụ như: sàn giao dịch crypto tập trung Binance, sàn giao dịch phi tập trung Binance DEX hoặc ví tiền điện tử Trust Wallet. Người dùng cũng có thể sử dụng DEX AMM (như PancakeSwap) để tích lũy BEP20 token thông qua hoán đổi các tài sản crypto hiện có.

Việc lưu giữ BEP20 token cũng khá dễ dàng, một số ví tiêu biểu hiện tại đều có hỗ trợ BEP20 token như Metamask, Trust Wallet.

5. Rủi ro và lưu ý gì khi mua token BEP20?


Rủi ro

Với sự phát triển bùng nổ, thị trường BEP20 token tạo cơ hội kiếm tiền lớn cho nhà đầu tư nhưng kèm theo đó là rủi ro tiềm ẩn cũng rất cao. Ngoài những rủi ro đặc thù đã có của crypto về thị trường, pháp lý, bảo mật, …, việc đầu tư vào BEP20 token còn có một số rủi ro riêng như sau:

⭕ Đầu tiên, như đã đề cập thì việc tạo ra BEP20 token tương đối đơn giản và dễ dàng ngay cả đối với người không có nhiều kinh nghiệm hoặc kiến thức về lập trình. Do đó, số lượng dự án/DApps đang rất nhiều trên nền tảng BSC và con số được hứa hẹn sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Do đó, nhà đầu tư sẽ khó khăn hơn khi có quá nhiều lựa chọn trên nền tảng BSC (theo số liệu 12/2022 thì trên BSC hiện có hơn 7,000 DApps);

⭕ Do dễ tạo lập nên một số dự án BEP20 có thể là lừa đảo hoặc có cấu trúc quản trị kém có thể dẫn đến các vấn đề về bảo mật.

Lưu ý

Dựa trên các yếu tố rủi ro nêu trên, một số lưu ý sau có thể hỗ trợ nhà đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư vào BEP20 token:

 Thiết lập khẩu vị rủi ro phù hợp với từng nhà đầu tư dựa trên tiềm lực tài chính (resources); khả năng chịu rủi ro (capability) và mức độ chấp nhận rủi ro (risk acceptance). Từ đó tạo ra các hạn mức để có cảnh báo điều chỉnh hành vi đầu tư khi có sự kiện bất lợi xảy ra (ví dụ: cắt lỗ, giảm tỷ trọng danh mục, …);

 Thực hiện nghiên cứu thị trường và hạn chế đầu tư theo phong trào. Việc chạy theo số đông nhưng không tìm hiểu kỹ khiến cho nhà đầu tư dễ bị lừa đảo tham gia đầu tư vào dự án “rác” bởi một nhóm nhỏ;

 Thực hiện tìm hiểu thông tin, thẩm định về các dự án dự định đầu tư. Thông tin thẩm định có thể bao gồm (hoặc nhiều hơn) các nội dung sau:

֎ Nghiên cứu sách trắng (whitepaper) có thể giúp nhà đầu tư tìm hiểu được nguồn gốc, mục đích, định hướng của dự án. Thông qua đó có thể có cái nhìn tổng quan để đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư vào đó hay không. Một dự án được giới thiệu mà không có sách trắng kèm theo thì nhà đầu tư cũng nên đặt câu hỏi cho sự minh bạch và tính chuyên nghiệp của đội ngũ phát triển cũng như tương lai phát triển của dự án đó.

֎ Background của đội ngũ sáng lập/phát triển: thông tin đội ngũ sáng lập có được nêu chi tiết không? Nếu hồ sơ mờ nhạt hoặc chung chung không rõ ràng thì đó là một dấu hiệu không tốt. Nếu hồ sơ cá nhân cụ thể thì xem xét tiếp đến chuyên môn và danh tiếng của các cá nhân đó trên thị trường. Có thể theo dõi thêm hoạt động của các thành viên đội ngũ sáng lập trên các mạng xã hội/diễn đàn để có thêm thông tin.

֎ Nghiên cứu tokenomic và roadmap của dự án. Tokenomic được hiểu là cách mà dự án vận hành dưới góc nhìn kinh tế (token + economics). Nội dung chủ yếu của tokenomic là cơ chế tác động lên nguồn cung và lượng cầu của Token. Theo đó nguồn cung có thể bị ảnh hưởng bởi: tình trạng lạm phát; sự phân bổ token; thời gian khóa token khi phát hành lần đầu – ICO,…; lượng cầu có thể bị ảnh hưởng bởi tiến độ thực hiện dự án, tính hấp dẫn của dự án cũng như các lợi ích khác liên quan đến tính tiện ích và chi phí giao dịch,…Đội ngũ phát triển dự án giỏi sẽ có thể tính toán và thiết kế lượng token phù hợp với cơ chế vận hành. Roadmap là kế hoạch và lộ trình phác thảo kế hoạch của dự án. Roadmap giúp nhà đầu tư theo dõi xem dự án mình đầu tư có đang đi đúng lộ trình không. Một dự án có roadmap chi tiết và lộ trình thực hiện đúng tiến độ cho thấy tiềm năng tốt để đầu tư.

֎ Tính tập trung của token được phân bổ. Nếu token được phân bổ tập trung vào một số ít địa chỉ thì sẽ dễ bị thao túng giá bởi một nhóm nhỏ nhà đầu tư cá mập.

►►Tính kỷ luật không chỉ hữu ích cho nhà đầu tư trong các thị trường truyền thống mà còn ở thị trường Crypto. Nhà đầu tư cần tuân thủ kỷ luật đầu tư của bản thân: đảm bảo am hiểu thị trường và loại dự án mình đầu tư; theo dõi cập nhật tình hình dự án và thị trường; tuân thủ khẩu vị rủi ro và hạn mức rủi ro đã dự định từ đầu, …Việc này giúp nhà đầu tư không sa đà vào việc gồng lỗ hoặc FOMO theo số đông thị trường, …


6. Tổng kết


BEP20 có tương lai phát triển đầy hứa hẹn bởi khả năng mở rộng cao (scalability) và chi phí thấp. Điều này phù hợp với xu hướng chung của công nghệ blockchain nói chung và đặc biệt là DApps về tài chính phi tập trung (DeFi DApps) nói riêng khi đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong vài năm gần đây.

BSC đã có những bước cải thiện dần những nhược điểm vốn có trong thời gian qua. Cụ thể là từ việc chuyển đổi từ Binance Smart Chain sang BNB Smart Chain và được kết hợp vào nền tảng đa chuỗi (multi-chain) BNB Chain. Mặc dù Binance là công ty khởi xướng nên sự hình thành nhưng lại không sở hữu BNB Smart Chain, mà đây là nền tảng phi tập trung. Tinh thần giảm tính phi tập trung còn được thể hiện từ việc nâng số lượng validator từ 21 lên 41, điều này sẽ dẫn đến không cá nhân/tổ chức nào sở hữu BNB Chain mà BNB Chain thuộc về cộng đồng. Tuy nhiên, yếu tố này cần có thêm thời gian để theo dõi và đánh giá tính thực tế và hiệu quả.

Tác động của việc phát triển BEP20 token là rất lớn lên thị trường tiền điện tử. Với ưu điểm vượt trội về thời gian và phí giao dịch, BSC và BEP20 token ngày càng trở nên hấp dẫn hơn khi được đưa lên bàn cân để tìm kiếm một phương thức giao dịch hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Khi nhiều doanh nghiệp và nhà phát triển lựa chọn BSC thì nền tảng này có thể được chấp nhận rộng rãi hơn và sẽ thách thức thị phần của các nền tảng blockchain khác (thể hiện qua số liệu về sự phát triển của BEP20 đã nêu bên trên).

Khám phá thêm​

03 bước đơn giản để giao dịch toàn cầu với 50.000 vốn ảo miễn phí