Fed có khả năng sẽ giảm lãi suất trong năm 2024 và địa chính trị leo thang đã gửi tín hiệu mạnh mẽ đến thị trường kim loại quý hiếm toàn cầu.
Về mặt thông thường, các tài sản như Vàng, Bạc và Bạch Kim đóng vai trò là kênh đầu tư trú ẩn an toàn trong thời gian khủng hoảng kinh thế như thế này.
Để các nhà đầu tư bắt đầu lựa chọn kênh kim loại quý này, điều khó khăn nhất là quyết định mua và nắm giữ kim loại quý nào.
1. Đánh giá chung về vàng, bạc, bạch kim
Trong thời kỳ các khoản đầu tư tài chính có nhiều biến động, lịch sử đã chứng minh các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang mua Vàng Bạc như một phương thức bảo hiểm cho việc chống lại lạm phát và đề phòng các tổn thất đầu tư.
Chúng ta cần thừa nhận rằng, không có khoản đầu tư nào đảm bảo 100% thành công. Đừng bao giờ cam kết chắc chắn một kết quả mong đợi khi đầu tư vào tài sản, bởi vì bạn có thể nhận được phần thưởng là rủi ro từ chính tài sản đầu tư đó.
◆ Bạc
XEM THÔNG TIN BẠC VÀ THEO DÕI XU HƯỚNG TẠI BIỂU ĐỒ MITRADE
Bạc có xu hướng giữ giá trị trong thời gian thị trường giảm điểm, và tăng giá trong thời gian thị trường tăng trưởng.
Mặc dù vậy, không có nghĩa là việc mua Bạc miễn nhiễm với sự bán tháo trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.
◆ Vàng
XEM THÔNG TIN VÀNG &THEO DÕI XU HƯỚNG TẠI BIỂU ĐỒ MITRADE
Giá của Vàng rất biến động, đặc biệt nó liên thông với thị trường chứng khoán. Vì vậy, thật dễ dàng để kết luận việc đầu tư Vàng là một công việc mạo hiểm.
Mặt khác, Vàng có xu hướng tăng giá khi chứng khoán giảm điểm. Điều này giúp cho Vàng trở thành một tài sản hấp dẫn nếu bạn theo đuổi một chiến lược đầu tư đa dạng. Cùng với đó, Vàng cung cấp sự bảo vệ chống lại sự mất giá của đồng USD.
◆ Platinum – Bạch kim
XEM THÔNG TIN BẠCH KIM &THEO DÕI XU HƯỚNG TẠI BIỂU ĐỒ MITRADE
Ngoài Vàng và Bạc, một trong những khoản đầu tư lớn nhất trong thập kỷ qua là Platinum – Bạch kim. Đây là một kim loại quý giá, có màu xám và thường nhầm với bạc.
Bạch Kim có khả năng tăng giá trong những tháng tới khi các nhà đầu tư đang tìm cách đa dạng hóa danh mục, giảm cơ cấu chứng khoán từ thị trường. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá này có thể không được hiện thực hóa do vẫn còn đó những rủi ro sụt giảm nhu cầu Bạch Kim từ các nhà máy công nghiệp.
Trong ngắn hạn và trung hạn, những biến động khó lường trước từ các khu vực sản suất có mức độ tiêu thụ Bạch Kim cao làm cho giá Bạch Kim cũng sẽ biến động mạnh. Nếu bạn phân tích cẩn thận về thị trường, bạn có thể đầu tư vào Bạch Kim để kiếm lời ngay bây giờ.
2. Các kim loại quý đáng đầu tư nhất
Kim loại quý | Giá hiện tại | Hiệu suất trong 01 năm |
Gold | $2353,55 | 21,13% |
Silver | $31,792 | 36,68% |
Platinum | $1058,44 | 3,84% |
֎ Vàng
Các ưu điểm khi đầu tư vào Vàng
● Hàng rào chống lại lạm phát: lạm phát xảy ra khi mức giá chung tăng lên làm giảm sức mua của đồng đô la hoặc các đồng tiền khác. Bất kỳ sự suy yếu nào của đồng đô la đều làm tăng giá vàng. Trong thời kỳ khó khăn do lạm phát, vàng trở thành một khoản đầu tư đúng đắn hơn so với việc nắm giữ tiền mặt.
● Đa dạng hóa rủi ro: quản lý rủi ro là điều cần thiết trong việc xây dựng một danh mục đầu tư mạnh mẽ. Các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ bổ sung các tài sản có mối tương quan ngược với những tài sản đã có sẵn trong danh mục đầu tư. Với những tương quan ngược giữa các tài sản trong danh mục này sẽ giúp giảm rủi ro tổng thể của danh mục.
● Thanh khoản cao: Tiền mặt là vua nhưng Vàng cũng chỉ thanh toán trong một giây. Chủ sở hữu vàng có thể chuyển đổi nó thành tiền mặt trên khắp thế giới. Khác với tiền là có thể có nhiều loại tiền tệ của nhiều quốc gia, Vàng là như nhau trên toàn thế giới.
● Bảo hiểm cho những giai đoạn khó khăn: Vàng giữ giá trị khi chúng ta gặp phải thời kỳ khó khăn về tài chính, bao gồm cả trình trạng bất ổn chính trị.
Nhược điểm khi đầu tư Vàng
Trước khi bạn quyết định đầu tư vào Vàng, hãy lưu ý đến những khiếm khuyết của nó. Những yếu tố này có thể xác định tỷ lệ Vàng so với các tài sản còn lại trong danh mục đầu tư của bạn.
● Thuế thặng dư trên vốn cao: hầu hết các khoản đầu tư Vàng vật chất có mức thuế thặng dư trên vốn lên đến 28%. Con số này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ đầu tư các tài sản bình thường khác là 15%.
Đối với các nhà đầu tư cá nhân, mức phí này quá cao. Nếu vậy, bạn có thể giao dịch CFD(Cũng được hiểu là giao dịch đòn bẩy và giao dịch ký quỹ)
Khi giao dịch Hợp đồng Chênh lệch(CFD), bạn không phải nộp thuế tem vì nhà đầu tư không nắm quyền sở hữu tài sản và cũng có thể sử dùng đòn bẩy để phóng đại khối lượng giao dịch của bạn.
● Không có thu nhập thụ động: lợi nhuận từ Vàng chỉ xuất hiện khi giá vàng tăng và bạn quyết định bán. Vàng không tạo ra bất kỳ thu nhập nào qua lãi suất hay cổ tức.
● Nguy cơ bong bóng: thời buổi kinh tế khó khăn khiến nhiều người đầu tư vào Vàng. Sự hoảng loạn của các nhà đầu tư có thể làm cho giá vàng tăng vọt và bị định giá ở mức quá cao. Một khi giá điều chỉnh, bạn có thể thua lỗ rất nhiều.
● Lợi nhuận bất ổn trong lịch sử: lợi nhuận từ Vàng trong lịch sử tụt hậu so với lợi nhuận từ cổ phiếu và trái phiếu. Với gốc độ độc lập về tài sản đầu tư, vàng mang lại nỗi sợ hãi về mức lợi nhuận dài hạn quá thấp khi so sánh với các tài sản đầu tư khác.
֎ Bạc:
Ưu điểm khi đầu tư vào Bạc
● Bạc rẻ hơn Vàng: bạn có thể nhận được sự bảo vệ khỏi lạm phát và khủng hoảng kinh tế từ Bạc tương tự như với Vàng, nhưng với một tỷ lệ thấp hơn Vàng, tương đương 1/17.
● Có thể bán với số lượng nhỏ: đôi khi bạn cần bán bớt một số tài sản đầu tư để trang trải chi phí. Nếu bán cả ounce Vàng, có thể bạn sẽ không cần dùng hết số tiền này thì bạn có thể bán Bạc với mệnh giá nhỏ hơn nhiều.
● Bạc là một tài sản tăng trưởng: trong một thị trường bò tót, giá Bạc sẽ tăng nhanh hơn giá Vàng.
● Bạc tốt hơn tiền mặt: đây là một trong những lý do để sở hữu Bạc vật chất. Vàng và bạc là những hình thức tiền thật nhất vì bạn không thể tái tạo chúng.
Nhược điểm khi đầu tư vào Bạc
● Nhu cầu biến động lớn: vì Bạc là một mặt hàng công nghiệp hàng đầu, nó dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhu cầu.
● Giá biến động ngẫu nhiên: do nhu cầu toàn cầu đều ảnh hưởng đến giá Bạc vì vậy để theo dõi biến động toàn cầu là khó khăn, có thể có tổn thất bất ngờ.
● Nguồn cung: dư thừa Bạc có thể gây sức ép giảm giá lớn.
● Lạm phát: giá trị của Bạc luôn đi sau chỉ số lạm phát.
● Chính sách của chính phủ: US Mint tiêu thụ một tỷ lệ lớn nguồn cung Bạc của thế giới, vì vậy bất kỳ thay đổi trong chính sách chính phủ đều ảnh hưởng lớn đến giá Bạc.
● Bạc là người kiếm tiền kém: Bạc là một khoản đầu tư mang tính phòng thủ. Nó không mang lại lợi nhuận đáng kể nếu so sánh với Bất động sản và các khoản đầu tư khác.
֎ Bạch kim:
Ưu điểm khi đầu tư vào Bạch kim
Dù nhiều nhà đầu tư bỏ qua nhưng bạch kim có nhiều lý do để đầu tư bao gồm:
● Nguồn cung cấp hạn chế: mặc dù nhiều bạch kim đang được tìm thấy trên khắp thế giới, nó vẫn hiếm hơn nhiều so với Vàng và Bạc.
Khoảng 90% nguồn cung bạch kim đến từ Nga và Nam Phi, không có sự chắc chắn về nguồn cung bạch kim trong tương lai. Ngoài việc khan hiếm, phải tốn rất nhiều chi phí để tinh chế được bạch kim nguyên chất.
● Nhu cầu ngày càng tăng: nhu cầu về bạch kim ngày càng tăng trong cả lĩnh vực công nghiệp và đầu tư . Bạch kim là mặt hàng công nghiệp thiết yếu và được sử dụng trên toàn thế giới.
Các ứng dụng của bạch kim đang được phát hiện do khả năng chống ăn mòn, nhiệt độ nóng chạy cao, độ dẫn điện và độ bền tốt. Nhiều năm qua, đã có những đầu tư vào bạch kim của các quỹ đầu tư tư nhân, quỹ hưu trí…
● Kim loại quy có xu hướng hoạt động tốt trong giai đoạn kinh tế không thuận lợi, bạch kim cũng như vậy. Trong những năm gần đây, bạch kim là một trong những tài sản đầu tư có hiệu suất sinh lời hàng đầu.
Nhược điểm khi đầu tư vào bạch kim
● Hạn chế về thông tin: không giống như vàng và bạc, các thông tin về tình hình khai thác và sử dụng bạch kim trên thế giới được chia sẻ giới hạn.
Các báo cáo này thường được đưa ra từ các quỹ đánh giá đầu tư và không có nhiều các quỹ dạng như thế này để chúng ta có thể so sánh và đối chiếu.
3. Cách đầu tư kim loại quý phổ biến
۞ Kim loại quy vật chất
Nếu bạn mua vàng vật chất, có một công ty ở giữa quá trình này và luôn kiếm được lợi nhuận. Họ mua nó với giá bán buôn và bán với giá bán lẻ. Có thêm chi phí vận chuyển, và có một chi phí liên quan đến bảo mật và lưu trữ cùng với việc mua bảo hiểm.
۞ ETF
Việc đầu tư vào kim loại quý ở trên chiếm chi phí giao dịch khá lớn. Nếu bạn đầu tư vào một quỹ ETF nắm giữ kim loại quý, họ có tỷ lệ chi phí, bao gồm việc bảo đảm an toàn và tất cả các chi phí hành chính để quản lý quỹ để lưu trữ kim loại của họ với mức chấp nhận được.
Đó là lý do tại sao chiến lược đầu tư vàng và bạc của tôi là nắm giữ sự pha trộn đa dạng của các quỹ ETF về vàng và bạc.
۞ Đầu tư vào các công ty khai thác kim loại quý
Việc đầu tư vào các công ty khai thác kim loại quý cũng cung cấp cho chúng ta một cách tiếp cận với các tài sản kim loại quý, nhưng không phải tiếp xúc trực tiếp mà thông qua cổ phiếu.
Các công ty này luôn tồn tại những rủi ro trong hoạt động dẫn đến không còn mối liên hệ chặt chẽ với giá trị thị trường của kim loại quý, giả sử trong trường hợp công ty phá sản – khi đó cổ phiếu công ty sẽ biến động giảm mạnh bất kể lúc đó giá trị kim loại quý tăng lên bao nhiêu.
۞ Giao dịch ký quỹ với hợp đồng chênh lệch
Có một phương thức giao dịch kim loại quý mà một số người nhận thấy có thể sử dụng để tìm kiếm lợi nhuận cho dù giá kim loại quý tăng hay giảm trên thị trường.
Thông qua một công cụ phái sinh là Hợp đồng chênh lệch, các nhà đầu tư có thể dự đoán về giá kim loại quý và kiếm lời dù họ không sở hữu kim loại quý, họ dựa trên giá trị cổ phiếu (của công ty sở hữu/khai thác kim loại quý) hoặc các chứng chỉ quỹ ETF(danh mục tài sản là kim loại quý) hay hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.
Giá trị của hợp đồng chênh lệch là chênh lệch giữa giá kim loại quý tại thời điểm thực hiện hợp đồng và giá hiện tại, tuy nhiên khác với hợp đồng tương lai, giao dịch ký quỹ với hợp đồng chênh lệch bạn có thể đóng và mở vị thể bất kỳ lúc nào bạn muốn. Giá hợp đồng chênh lệch tăng khi giá trị kim loại quý tăng và ngược lại.
Giao dịch ký quỹ với hợp đồng chênh lệch có một lợi thế rất so với hợp đồng tương lai là bạn có thể điều chỉnh quy mô hợp đồng phù hợp với bạn, do đó bạn có thể tham gia với một số vốn nhỏ và chỉ cần liên hệ với một nhà môi giới tốt, bạn có thể kiếm được lợi nhuận.
4. Ưu nhược điểm đầu tư kim loại quý
Nói một cách đơn giản, các kim loại quý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra một hàng rào phòng thủ, chống lại các biến động của thị trường, bất ổn chính trị, các yếu kém về mặt tiền tệ và sự sụp đổ về kinh tế.
Bởi vì đặc điểm là một loại hàng hóa độc đáo, hiếm nên vàng và bạc đã được sử dụng khắp nơi trên thế giới trong hàng ngàn năm qua. Dù có nhiều biến động, nhưng về mặt lịch sử, chúng luôn được yêu thích để tích trữ và qua đó thể hiện sức mạnh quốc gia.
Ưu điểm :
Kim loại quý không có rủi ro tín dụng, duy trì sức mua toàn cầu trong dài hạn khi đối mặt với lạm phát hoặc mất giá tiền tệ, và có mối tương quan rất chặt chẽ với cổ phiếu, trái phiếu hoặc bất động sản.
Nhược điểm:
Việc đầu tư vào kim loại quý, nhất là mua vật chất, sẽ không sinh ra dòng tiền và giá trị của chúng có thể khá biến động. Hầu hết các công ty khai thác kim loại quý là các công ty được quản lý kém trong lịch sử, và đã mất rất nhiều tiền.
5. Cách điều chỉnh danh mục đầu tư kim loại quý
Tôi nên đầu tư bao nhiêu vào kim loại quý?
Cá nhân tôi nghĩ rằng bạn nên đặt tỷ lệ 5% danh mục đầu tư vào kim loại quý là phù hợp, và có thể lên đến 10% trong một số trường hợp. Nếu bạn đầu tư quá nhiều, bạn có nguy cơ bỏ lỡ sự tăng trưởng tốt hơn của các loại tài sản khác như cổ phiếu hay trái phiếu.
Tuy nhiên, nếu bạn không phân bổ khiến tài sản kim loại quý vào danh mục thì bạn có nguy cơ gặp phải những rủi ro nhất định mà cổ phiếu và trái phiếu có thể xảy ra.
Tỷ phú quỹ đầu cơ Ray Dalio tương tự khuyên bạn nên nắm giữ khoản phân bổ 5-10% cho vàng như là một phần của chiến lược biến động trên toàn thế giới; bạn sẽ tạo ra một danh mục đầu tư tốt trong một loạt các điều kiện kinh tế.
Trong danh mục đầu tư của bạn nên bao gồm các kim loại quý nào?
Số lượng cụ thể của các kim loại quý trong danh mục đầu tư của bạn nên khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn. Một số cá nhân có thể là tốt với 20% khoản đầu tư vào kim loại quý trong danh mục; tuy nhiên, những người khác có thể là chỉ 1% sẽ tốt hơn.
Dưới đây là 11 yếu tố quan trọng cần xem xét khi xác định số lượng kim loại quý bạn muốn đầu tư vào danh mục
√ Yếu tố 1: Xem xét các khoản đầu tư hiện tại của bạn
Nếu phần lớn các khoản đầu tư của bạn được liên hệ trực tiếp với thị trường chứng khoán, điều quan trọng là phải có một tỷ lệ lớn kim loại quý trong danh mục đầu tư của bạn. Vì kim loại quý hoạt động như một hàng rào chống lạm phát và suy thoái.
√ Yếu tố 2: Xem xét các khoản đầu tư của bạn sẽ như thế nào trong thời gian lạm phát
Điều này là quan trọng để xác định làm thế nào các khoản đầu tư của bạn có khả năng giữ lại giá trị của chúng trong thời kỳ lạm phát. Nếu các khoản đầu tư của bạn sẽ không tăng giá trị với cùng tỷ lệ lạm phát, thì nên mua một lượng lớn kim loại quý trong danh mục.
√ Yếu tố 3: Hiểu được sức mạnh của nền kinh tế
Cần phân tích cẩn thận tình hình kinh tế hiện tại ở nước chúng ta đang sinh sống để đưa ra quyết định này. Nếu nền kinh tế dường như suy yếu, có thể nên mua số lượng kim loại quý với tỷ lệ lớn hơn trong danh mục đầu tư.
√ Yếu tố 4: Kiểm tra xem các tổ chức tài chính có thể gặp nguy cơ tiềm ẩn không
Nếu có thể nhìn thấy nguy cơ diễn ra sự sụp đổ của một tổ chức tài chính lớn trước mặt, đầu tư một phần đáng kể tiền của bạn vào kim loại quý là một quyết định sáng suốt. Trong một số hoàn cảnh kinh tế, giá vàng có thể tăng mạnh.
Tuy nhiên, những kiểu sụp đổ này khá bất thường và rải rác ở hầu hết các nơi trên thế giới, vì vậy đừng bị lôi kéo vào những dự đoán đáng báo động dạng như thế này này mà không có đủ bằng chứng xác thực.
√ Yếu tố 5: Xem xét khả năng chịu rủi ro của bạn
Trong khi vàng và các kim loại quý khác vẫn giữ được giá trị cao trong hầu hết lịch sử loài người, giá của chúng có thể biến động bất thường. Do đó, bạn cần hiểu khả năng chịu rủi ro của riêng bạn.
Nói chung, chấp nhận rủi ro được thực hiện thông qua việc đa dạng hóa danh mục. Nếu danh mục đầu tư của bạn bị chi phối bởi một loại đầu tư duy nhất, thì việc tăng tính đa dạng của danh mục đầu tư của bạn thông qua đầu tư vào kim loại quý là một ý tưởng tốt.
√ Yếu tố 6: Bạn có đang tìm kiếm lợi nhuận một cách nhanh chóng?
Nếu bạn đang tìm kiếm lợi nhuận nhanh, bạn có thể sẽ thất vọng với kim loại quý. Vàng và các kim loại quý khác có xu hướng tăng dần về giá trị trong dài hạn so với các khoản đầu tư khác.
√ Yếu tố 7: Xem xét việc lưu trữ kim loại quý
Lưu trữ số lượng lớn kim loại quý tại một địa điểm có thể có rủi ro, đặc biệt là nếu chúng được lưu trữ trong nhà của một người khác, không phải là bạn. Do đó, điều khôn ngoan nhất là đầu tư vào một két an toàn chất lượng cao và xem xét phân bố rải rác tài sản của bạn tại nhiều địa điểm an toàn.
√ Yếu tố 8: Hãy xem xét loại kim loại quý bạn đang mua
Bạc có giá thấp hơn so với vàng. Do đó, có thể đầu tư vào số lượng bạc lớn hơn so với các kim loại quý khác. Vàng và bạch kim có xu hướng được định giá cao hơn, và thường được mua với số lượng nhỏ hơn.
√ Yếu tố 9: Có nên tìm kiếm lời khuyên tài chính chuyên nghiệp để đầu tư vào kim loại quý?
Đầu tư thành công vào kim loại quý là một thách thức và chỉ những nhà đầu tư có kinh nghiệm mới nên cố gắng đầu tư vào kim loại quý mà không cần đến lời khuyên.
Đối với bất cứ ai ít kinh nghiệm với đầu tư, điều quan trọng là tìm thấy và lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia tài chính. Một cố vấn tài chính không chỉ có thể giúp bạn xác định đầu tư bao nhiêu vào kim loại quý, mà họ còn có thể đảm bảo rằng bạn đầu tư vào đúng loại kim loại quý để sinh lời.
√ Yếu tố 10: Bạn nên đầu tư vào kim loại quý vào thời điểm nào?
Những người bắt đầu sự nghiệp đầu tư của họ thường sẽ làm tốt nhất với việc đưa 1-2% khoản đầu tư của họ vào kim loại quý. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt khi có thể nên đầu tư vào kim loại quý sớm hơn.
√ Yếu tố 11: Hãy xem xét nếu bạn đã sẵn sàng về tài chính để bắt đầu đầu tư vào kim loại quý
Kim loại quý có thể khá đắt tiền. Điều quan trọng là bạn có khả năng đầu tư một cách khôn ngoan. Đừng quá căng thẳng ngân sách của bạn. Duy trì nợ trong một danh mục đầu tư là điều nên tránh!
6. Lời kết
Đầu tư vào vàng và bạc rất hữu ích vì kim loại quý là một loại tài sản riêng biệt với cổ phiếu và trái phiếu, và không bị chia tách như cổ phiếu và có những rủi ro và cơ hội riêng.
Điều này làm cho chúng đặc biệt phù hợp để sử dụng như một phần của chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư. Có nhiều cách để đầu tư vào vàng và bạc, và phương pháp tốt nhất có thể thay đổi tùy theo mục tiêu của bạn.
Nếu một đề nghị gì đó dường như quá dễ dàng, quá tốt, quá dễ ăn dành cho bạn thì đó có thể là một trò lừa đảo.