Giá trần và giá sàn là một trong những quy định trong giao dịch chứng khoán nhằm kiểm soát giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam của Uỷ ban chứng khoán nhà nước (SSC).
Hiểu rõ được cách tính và ý nghĩa của giá trần và giá sàn, nhà đầu tư có thể tận dụng để giao dịch hiệu quả hơn. Đây cũng là nội dung được thảo luận trong bài viết hôm nay.
1. Giá trần là gì? Giá sàn là gì?
Giá trần /Giá sàn là mức giá tối đa /tối thiểu theo quy định mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh để thực hiện mua bán một sản phẩm. Mức giá này được áp dụng trong một phiên giao dịch được tính dựa vào giá tham chiếu và có thể thay đổi theo từng sàn giao dịch và sản phẩm.
Ví dụ:
Trên bảng giá điện tử, giá trần được thể hiện là màu tím, còn giá sàn là màu xanh lơ. Giá trần của mã KDH là 41.000 VNĐ, giá sàn là 35.700 VNĐ.
Ưu điểm
– Giá trần và giá sàn là một yếu tố cơ bản trong việc kiểm soát giá. Mức giá trần để tránh việc bên mua đẩy giá lên cao quá mức trong một phiên giao dịch, tương tự mức giá sàn để tránh việc bên bán “xả hàng” quá mức trong phiên.
– Giá trần giúp tránh việc đẩy giá lên quá mức của bên bán, đặc biệt hiện tượng thao túng giá thị trường.
– Giá sàn có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu mức thua lỗ trong một phiên giao dịch khi thị trường biến động mạnh.
Nhược điểm
– Có thể làm giảm thanh khoản khi thị trường có biến động mạnh. Khi cầu mua quá lớn khiến giá đẩy lên mức trần với lượng chờ mua lớn mà không có bên cung hoặc lượng bán ra quá lớn đẩy giá xuống mức sàn với lượng chờ bán lớn mà không có cầu mua thì thanh khoản sẽ gần như dừng lại tại thời điểm giá đạt trần hoặc sàn này.
– Giá trần cũng có thể làm mất cơ hội mua cổ phiếu của nhà đầu tư hoặc khiến nhà đầu tư kẹt hàng, không thể bán được khi giá sàn.
– Giá trần sẽ giới hạn mức lợi nhuận của nhà đầu tư trong một phiên giao dịch.
– Nếu có nhiều cổ phiếu “nằm sàn” có thể gây ra hiệu ứng tâm lý bán tháo trên toàn thị trường, đặc biệt là những cổ phiếu lớn.
2. Cách tính giá trần, giá sàn
Cách tính giá trần sàn sẽ được áp dụng khác nhau đối với từng loại sản phẩm và từng thị trường.
Ví dụ tại thị trường chứng khoán cơ sở Mỹ, hay các thị trường phái sinh quốc tế không quy định giá trần, giá sàn. Còn tại thị trường chứng khoán cơ sở và phái sinh Việt Nam đều quy định mức giá trần sàn.
Dưới đây là cách tính giá trần, giá sàn tại thị trường chứng khoán Việt Nam:
– Đối với cổ phiếu, hợp đồng tương lai VN30, chứng chỉ EFF
Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + biên độ giao động tính theo %)
Giá sản = Giá tham chiếu x (1 – biên độ giao động tính theo %)
Trong đó:
– Giá tham chiếu là giá đóng cửa của sản phẩm trong phiên trước đó đối với sàn HOSE và
sàn HNX. Giá tham chiếu tại sàn UPCOM là bình quân gia quyền các giá giao dịch phiên liền trước.
– Biên độ giao động chứng khoán cơ sở tại sàn HOSE là 7%; sàn HNX là 10%; sàn UPCOM là 15%.
Ví dụ: Cổ phiếu HPG có giá tham chiếu là 24.000 VNĐ/CP ngày 10/08/2022 và giao dịch trên sàn HOSE có biên độ giao động giá trần, giá sàn là 7%. Vậy cổ phiếu HPG có:
=> Giá trần = 24.000 + (1 + 7%) = 25.680 VNĐ
Giá sàn = 24.000 + (1 – 7%) = 22.320 VNĐ
– Đối với chứng quyền
Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (Giá trần của cổ phiếu cơ sở – Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x (1/Tỷ lệ chuyển đổi)
Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền – (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở – Giá sàn của cổ phiếu cơ sở) x (1/Tỷ lệ chuyển đổi)
Trong đó:
– Giá tham chiếu chứng quyền là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
– Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.
Ví dụ: Mã chứng quyền CFPT2205 có giá tham chiếu là 1.240 VNĐ/CW ngày 10/08/2022, tỷ lệ chuyển đổi là 6:1; cổ phiếu FPT có giá trần là 92.234 VNĐ/CP; giá sàn là 80.166 VNĐ/CP; giá tham chiếu là 86.200 VNĐ/CP cùng ngày. Vậy, chứng quyền CFPT2205 có:
=> Giá trần = 1.240 + (92.234 – 86.200) x (1/6) = 2.245 VNĐ
Giá sàn = 1.240 – (86.200 – 80.166) x (1/6) = 234VNĐ
3. Tận dụng giá trần giá sàn khi đầu tư chứng khoán
Trader có thể tận dụng giá trần và giá sàn khi đầu tư chứng khoán theo biến động thị trường cũng như chiến lược đầu tư của mình. Dưới đây làm một số gợi ý để bạn tham khảo:
– Trong phiên giao dịch khi một mã chứng khoán đạt giá trần với khối lượng chờ mua lớn đến cuối phiên cho thấy lực cầu đang chiếm ưu thế. Nếu trader đang nắm giữ mã này và có lãi, có thể đợi thêm đến phiên sau để chốt mức lời tốt hơn hoặc chốt một phần khi lợi nhuận đạt kỳ vọng.
– Nếu giá mã chứng khoán đạt trần nhưng lực bán giá cũng mạnh, kéo giá xuống thì trader có thể cân nhắc chốt lời khi đã có lãi, chốt toàn bộ nếu đạt lợi nhuận mong muốn hoặc một phần để theo dõi tiếp biến động giá.
– Khi một mã chứng khoán sàn với thanh khoản thấp cùng lượng chờ bán lớn, đặc biệt có những tin xấu hoặc biến động mạnh về thị trường, trader nên cân nhắc bán ra.
– Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường T+1.5(Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam -VSD) nên không thể mua bán ngay trong phiên.
Trader nên phân tích kỹ lưỡng xu hướng sản phẩm khi giá trần hoặc sàn để đưa ra quyết định mua bán, tránh việc FOMO mua giá trần hay bắt đáy với giá sàn hoặc bán giá sàn khi vẫn có lực cầu tại giá sàn.
4. Những câu hỏi hay gặp về giá trần giá sàn
#4.1 Giá trần và giá sàn khác gì so với giá cao nhất và thấp nhất trong phiên?
Giá trần và giá sàn là mức giá được tính toán trước dựa vào giá tham chiếu của sản phẩm trong phiên giao dịch trong khi đó giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên được thiết lập dựa trên lực cung cầu thị trường.
Giá cao nhất hoặc thấp nhất trong phiên có thể không đạt đến giá trị trần hoặc sàn.
#4.2 Thị trường chứng khoán phái sinh có giá trần và giá sàn không?
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam quy định giá trần và giá sàn. Tuy nhiên, hầu hết các thị trường phái sinh quốc tế không quy định giá trần và giá sàn. Biên độ giao động theo lực cung cầu.
#4.3 Thị trường tiền ảo có giá trần và giá sàn không?
Không. Thị trường tiền ảo không giới hạn biên độ giao động trong phiên giao dịch.
#4.4 Thị trường đầu tư tài chính nào không quy định giá trần và giá sàn?
Quy định giá trần và giá sàn là phụ thuộc vào Uỷ ban giao dịch và chứng khoán của từng quốc gia. Trong đó, các thị trường chứng khoán phái sinh hay hợp đồng chênh lệch quốc tế (Contract For Difference- CFD), forex, hàng hoá, tiền ảo không quy định giá trần và giá sàn.