Trading involve risks and are not suitable for all investors. Please ensure you fully understand the risk involved.

Chỉ số ROE trong chứng khoán là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROE

Chỉ số tài chính là một trong những yếu tố quan trọng và được sử dụng để đánh giá khả năng phát triển của một doanh nghiệp. Hiểu được cách tính và ý nghĩa của từng loại chỉ số tài chính sẽ giúp cho trader lọc được những cổ phiếu tốt và cơ hội đầu tư tốt hơn.

 

Một trong chỉ số tài chính phổ biến được sử dụng rộng rãi là ROE. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chỉ số ROE trong chứng khoán là gì? Và chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

 

 

1. ROE là gì? Ý nghĩa chỉ số ROE

ROE (Return on Equity – Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) là một chỉ số tài chính cơ bản đo lường mức lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra từ việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Ý nghĩa của chỉ số ROE:

 

  • ROE cho thấy mức độ hiệu quả trong việc quản lý vốn của một công ty. ROE càng cao thì hiệu quả trong việc quản lý vốn của công ty càng cao.

     

  • ROE thường được sử dụng để so sánh giữa các công ty trong cùng một ngành nghề kinh doanh để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn cũng như lợi thế cạnh tranh.

     

  • Chỉ số ROE cũng sẽ thay đổi dựa theo ngành công nghiệp hay lĩnh vực hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

 

Vậy, cách tính chỉ số ROE như thế nào? Chi tiết câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.

 

 

AUS200
8311Giá bán
0.37%Biểu đồ 1D
HK50
20027Giá bán
-0.62%Biểu đồ 1D
US30
44052.8Giá bán
0.25%Biểu đồ 1D
SPX500
6076.3Giá bán
0.37%Biểu đồ 1D
JPN225
39666Giá bán
0.12%Biểu đồ 1D
NAS100
21779Giá bán
0.71%Biểu đồ 1D
UK100
8317.8Giá bán
0.32%Biểu đồ 1D
Trade
 

2. Cách tính chỉ số ROE

Công thức tính toán ROE:

 

16618522619250

Trong đó:

 

  • Lợi nhuận sau thuế ( Lợi nhuận ròng)  được lấy giá trị của kỳ tài chính hiện tại. Số liệu này được lấy từ bảng “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

     

  • Bình quân vốn chủ sở hữu được tính bằng giá trị trung bình đầu kỳ và cuối kỳ. Số liệu này được lấy từ “Bảng cân đối kế toán” trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

 

Ví dụ: Tính ROE của SSI QII/2022

 

Lợi nhuận ròng: 

 

Lợi nhuận ròng

 

Vốn chủ sở hữu: 

 

Vốn chủ sở hữu

 

Như vậy, ta có:

 

ví dụ tính roe

 

ROE có thể được tính tại những kỳ tài chính khác nhau của công ty và nó sẽ thay đổi theo thời gian. Bằng việc so sánh ROE giữa các kỳ tài chính (như giữa các quý hay năm với nhau), trader có thể theo dõi được sự thay đổi trong hiệu suất quản lý vốn của doanh nghiệp.

 

Trader có thể tự tính ROE dựa vào các số liệu trong báo cáo tài chính hoặc xem trên các website tài chính, đã tính sẵn các dữ liệu này.

 

Ví dụ: 

 

Biểu đồ ROE của công ty Apple từ 2010 – 2022

 

Biểu đồ ROE của công ty Apple từ 2010 – 2022 (Nguồn: Macrotrends.net)

 

 

3. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Để đánh giá chỉ số ROE bao nhiêu là tốt cần phải xem xét theo từng nhóm ngành nghề, do đặc tính riêng biệt của mỗi ngành nghề mà tỷ lệ này cũng sẽ thay đổi. Việc so sánh ROE đạt hiệu quả cao nhất nếu so sánh giữa các doanh nghiệp thuộc cùng một ngành.

 

Ví dụ, tại thị trường chứng khoán Mỹ, các công ty thuộc nhóm ngành tiện ích thường có mức ROE trung bình là 10% hoặc thấp hơn. Với những công ty thuộc nhóm ngành công nghệ và bán lẻ thường có mức ROE trung bình là 18% hoặc cao hơn.

 

Ngoài ra, việc đánh giá ROE nên được xem xét trong nhiều thời kỳ liên tiếp và đánh giá theo diễn biến chung của điều kiện kinh tế xã hội. Với những doanh nghiệp có mức ROE tăng trưởng đều đặn qua các năm và cao bằng hoặc hơn mức ROE của ngành có thể được xem là mức ROE tốt.

 

Ví dụ: ROE ngành công nghệ của Mỹ có ROE trung bình trong năm 2021 đến nửa đầu năm 2022 là ~29% (theo thống kê từ CSImarket.com); như vậy trong thời kỳ này ROE của Apple có thể xem như rất tốt trong ngành công nghệ (~152.97% vào 6.2022, theo macrotrends.net); Microsoft với mức ROE ~47% cũng là mức tốt.

 

 

4. Cách sử dụng ROE trong giao dịch chứng khoán

Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số ROE để tìm kiếm các mã cổ phiếu tốt, đồng thời có thể nhận ra các vấn đề mà doanh nghiệp phát hành đang đối mặt. Từ đó đưa ra được quyết định đầu tư thông minh hơn.

 

– Lựa chọn các công ty có ROE cao trong một ngành, tỷ lệ ROE tăng trưởng ổn định qua các thời kỳ. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng vốn hiệu quả để tạo ra lợi nhuận và có sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trong ngành.

 

– Phân tích ROE để tìm kiếm các vấn đề của công ty, đặc biệt những công ty có ROE bất thường. Điều này xảy ra khi một công ty có lợi nhuận không ổn định qua các thời kỳ, hay nợ quá mức hoặc thu nhập ròng âm.

Ví dụ: Một công ty có lợi nhuận âm (thua lỗ) trong nhiều thời kỳ khiến cho vốn chủ sở hữu bị giảm. Nhưng sau đó doanh nghiệp đột nhiên có lãi (lợi nhuận dương) sau nhiều năm, điều này có thể dẫn đến ROE cao bất thường.

 

Điều này cũng lý giải cho việc cần xem xét ROE trong nhiều thời kỳ liên tiếp của doanh nghiệp, sự ổn định của ROE qua các năm và cao hơn ROE ngành có thể được đánh giá hơn việc ROE tăng đột biệt tại một số thời kỳ.

 

– Nhà đầu tư nên kết hợp chỉ số ROE với các chỉ số tài chính khác để đánh giá khách quan hơn về điều kiện tài chính của doanh nghiệp, như tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets) ROA, tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), tỷ suất lợi nhuận gộp biên (Gross Profit Margin)…

 

 

5. Kết luận

ROE là một trong những chỉ số tài chính hữu ích trong việc đánh giá khả năng quản lý vốn của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế nếu sử dụng riêng lẻ. 

 

Việc kết hợp với những chỉ số tài chính khác cũng như điều kiện thị trường chung sẽ giúp nhà đầu tư (Investors) cũng như nhà giao dịch (Traders)  có được cái nhìn tổng quan hơn trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

Khám phá thêm​

03 bước đơn giản để giao dịch toàn cầu với 50.000 vốn ảo miễn phí