Trading involve risks and are not suitable for all investors. Please ensure you fully understand the risk involved.

Hàng hóa là gì? Các kênh đầu tư hàng hóa phái sinh là gì?

Hàng hóa là gì

Hàng hóa là một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu và có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người. Tuy nhiên, giá cả của hàng hóa luôn biến động và thay đổi theo thời gian, gây ra những thách thức và cơ hội cho các nhà đầu tư.

Trong bối cảnh này, đầu tư vào hàng hóa phái sinh là một phương pháp đầu tư tiềm năng, cho phép các nhà đầu tư có thể tận dụng biến động giá cả của các sản phẩm hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro đầu tư. Đây là một hình thức đầu tư nhanh chóng trở nên phổ biến trong thị trường tài chính hiện đại.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại hàng hóa và cách đầu tư vào hàng hoá phái sinh. Bài viết cũng sẽ giải thích về các khái niệm cơ bản trong giao dịch hàng hoá phái sinh và cung cấp các nhận định đầu tư hữu ích.

 

1. Hàng hóa là gì? Phân loại cho thị trường hàng hóa

Hàng hóa là tài sản vật chất có giá trị kinh tế và được sản xuất để tiêu thụ hoặc giao dịch. Chúng có thể là các sản phẩm nông nghiệp như lúa, gạo, hoa quả; các sản phẩm công nghiệp như thép, dầu mỏ, cao su; hay các sản phẩm dịch vụ như chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa thể thao, và cả các loại sản phẩm số như tài liệu số, phần mềm, và game.

Phân loại thị trường hàng hóa được thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể. Dưới đây là một số phân loại thị trường phổ biến:

  • Theo loại hàng hoá: Thị trường hàng hoá có thể được phân loại dựa trên loại hàng hoá, chẳng hạn như hàng hóa nông sản, kim loại, dầu mỏ, chất đốt khí, hàng hóa năng lượng tái tạo, thực phẩm và đồ uống, vật liệu xây dựng, và sản phẩm công nghiệp.

  • Theo địa điểm giao dịch: Thị trường hàng hoá cũng có thể được phân loại dựa trên địa điểm giao dịch, chẳng hạn như thị trường hàng hoá truyền thống được giao dịch tại các sàn giao dịch lớn như New York Mercantile Exchange (NYMEX)Chicago Mercantile Exchange (CME), hoặc Intercontinental Exchange (ICE), hay các thị trường hàng hoá trực tuyến được giao dịch qua Internet như CME Globex, ICE Futures Europe, và Shanghai Futures Exchange.

  • Theo hình thức giao dịch: Thị trường hàng hoá có thể được phân loại dựa trên hình thức giao dịch, chẳng hạn như giao dịch cơ sở, giao dịch phái sinh: giao dịch tương lai (futures), giao dịch chênh lệch (CFD), và giao dịch quyền chọn (options trading).

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung tìm kiểu chi tiết về thị trường hàng hoá phái sinh, một loại hình phổ biến trong đầu tư tài chính. 

 

2. Hàng hoá phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh là các sản phẩm tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá cả của một sản phẩm hàng hóa cụ thể. Trong giao dịch hàng hóa phái sinh, các bên thỏa thuận mua bán các hợp đồng tương lai hoặc các tùy chọn mua hoặc bán một lượng hàng hóa cụ thể trong tương lai với giá được xác định trước.

Đặc điểm chính của hàng hoá phái sinh:

  • Được giao dịch trên các sàn giao dịch: Hàng hoá phái sinh được giao dịch chủ yếu trên các giao dịch hàng hóa (Commodity Exchange) hoặc thông qua nền tảng giao dịch của công ty môi giới.

  • Tính thanh khoản cao: Hàng hoá phái sinh có thể được mua bán nhanh chóng và dễ dàng, do đó có tính thanh khoản cao.

  • Giá trị được xác định bởi giá trị của tài sản gốc: Giá trị của hàng hoá phái sinh phụ thuộc vào giá trị của tài sản gốc, do đó, giá của hàng hoá phái sinh thường biến động theo giá của tài sản gốc.

  • Tính khống chế rủi ro: Việc sử dụng hàng hoá phái sinh có thể giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh hoặc đầu tư, giúp người sử dụng kiểm soát được các yếu tố giá của tài sản gốc.

  • Có đòn bẩy tài chính: Để giao dịch hàng hoá phái sinh thường có mức đòn bẩy cao này cho phép nhiều đối tượng trader tham gia giao dịch và các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để tăng lợi nhuận nhưng cũng có thể tăng rủi ro.

 

3. Các kênh đầu tư hàng hóa phái sinh

Trader có thể đầu tư hàng hoá phái sinh theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào chiến lược đầu tư của mỗi người. Các số kênh đầu tư hàng hóa phái sinh mà nhà đầu tư có thể sử dụng, bao gồm:

  • CFD hàng hoá phái sinh: Nhà đầu tư có thể giao dịch các hợp đồng CFD trên các sản phẩm hàng hoá phái sinh, không yêu cầu các nhà đầu tư phải thực hiện việc chuyển nhượng thực tế của sản phẩm. Việc này giúp các nhà đầu tư có thể tham gia vào thị trường hàng hoá phái sinh với số tiền nhỏ hơn so với việc giao dịch trên sàn hàng hoá hợp đồng tương lai.

    Các nhà đầu tư chỉ cần mở một tài khoản với sàn CFD hàng hoá phái sinh và giao dịch các hợp đồng CFD trực tuyến thông qua nền tảng giao dịch của sàn.


Nếu bạn muốn giao dịch CFD trên 400+ thị trường toàn cầu gồm đồng coin, Forex và vàng bạc v.v. để kiếm thêm lợi nhuận, hãy thử với tài khoản trên Mitrade với nhiều công cụ hỗ trợ giao dịch giúp bạn nhanh chóng bắt kịp xu thế toàn cầu. Ngoài ra, tài khoản Demo của sàn này có thể giao dịch không rủi ro với số vốn ảo lên đến 50.000$.

16824145257502

  • Futures: Là hợp đồng tương lai hàng hoá, trong đó hai bên thỏa thuận mua bán tài sản tại một thời điểm trong tương lai được mua các điều kiện về giá, thời hạn và số lượng được xác định trước đó. Khi hợp đồng tương lai đáo hạn, các bên phải chuyển nhượng sản phẩm thực tế hoặc giải quyết bằng tiền mặt.

    Giá của hợp đồng tương lai được xác định bởi các yếu tố như giá thị trường hiện tại của tài sản, lãi suất và thời gian. Futures thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư để bảo vệ khỏi rủi ro giá cả.

Các nhà đầu tư có thể mở một tài khoản với công ty môi giới hàng hoá phái sinh và giao dịch các hợp đồng Furuters trực tuyến thông qua nền tảng giao dịch của sàn.

  • Forwards: Tương tự như Futures, Forwards là hợp đồng mua bán tài sản tại một thời điểm trong tương lai với một giá cố định. Tuy nhiên, Forwards không được giao dịch trên các sàn giao dịch chính thức và thường được sử dụng trong các giao dịch không công khai giữa các bên.

  • Swap: Là một hình thức đầu tư hàng hoá phái sinh trong đó hai bên đồng ý trao đổi lợi nhuận của các hàng hoá khác nhau trên hợp đồng tương lai theo tỷ lệ cố định trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như dầu, vàng. Swap có thể được sử dụng để giảm thiểu rủi ro hoặc tăng lợi nhuận thông qua việc trao đổi tiềm năng giữa các hàng hoá có giá trị tương đương.

    Swap hàng hoá phái sinh có thể được giao dịch tại các sàn giao dịch hàng hoá, các ngân hàng đầu tư và các công ty môi giới tài chính. Tuy nhiên, việc giao dịch swap hàng hoá phái sinh thường là một hình thức đầu tư chuyên nghiệp và yêu cầu các nhà đầu tư có kiến thức và kinh nghiệm về thị trường hàng hoá và tài chính.

  • Options: Giao dịch quyền chọn hàng hoá phái sinh là một loại hợp đồng cho phép trader có quyền mua hoặc bán một số lượng nhất định của một sản phẩm hàng hoá phái sinh tại một giá cố định trong một thời gian nhất định.

    Giao dịch quyền chọn hàng hoá phái sinh có thể được thực hiện trên các sàn giao dịch hàng hoá phái sinh hoặc thông qua các công ty môi giới hàng hoá phái sinh.

  • Quỹ đầu tư hàng hóa phái sinh (Commodity ETFs): Đây là một loại quỹ đầu tư có danh mục sản phẩm gồm các hợp đồng hàng hóa phái sinh. Việc đầu tư vào quỹ ETFs hàng hóa phái sinh giúp các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, đầu tư thụ động và phù hợp với những người mới, ít kinh nghiệm hay kiến thức đầu tư.

Trader có thể đầu tư đầu tư trực tiếp vào các quỹ đầu tư hoặc thông gia giao dịch các quỹ ETFs trên các sàn môi giới. Việc đầu tư trực tiếp có thể cần nhiều vốn đầu tư, phí quản lý quỹ cũng như thời gian dài, phụ thuộc vào từng quỹ.

Hai hình thức đầu tư phổ biến và dễ dàng nhất với các nhà đầu tư cá nhân hiện này là Fturues và CFDs. Vậy cách đầu tư hàng hoá phái sinh thế nào? Nội dung câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.

 

4. Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh?

Đầu tư hàng hóa là việc đầu tư vốn/ tài chính vào các loại sản phẩm hàng hóa có giá trị và khối lượng cao như cà phê, cao su, xăng dầu, hay vàng, bạc, đồng…Trong đó, các yếu tố như khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa, mức giá… được các sở giao dịch quy định chuẩn hóa. 

Với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, do giá hàng hóa thường có xu hướng đi ngược với các kênh đầu tư truyền thống như chứng khoán, chỉ số nên hàng hóa là kênh đầu tư quan trọng để đa dạng hóa danh mục đầu tư. 

Ngoài ra, do sự gia tăng dân số theo thời gian, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng hóa nói chung thường có xu hướng gia tăng. Do đó, hàng hóa trở thành một kênh đầu tư có tiềm năng tăng trưởng lớn. 

Để xem xét có nên đầu tư hàng hoá phái sinh, chúng ta cùng so sánh với hình thức đầu tư hàng hoá vật chất để đánh giá tiềm năng cũng như ưu nhược điểm của 02 hình thức này:

1.1. Đầu tư hàng hóa vật chất

Với đầu tư hàng hóa vật chất, các bên tham gia giao dịch sẽ thỏa thuận mua/bán một loại hàng hóa nhất định với một mức giá xác định. Nhà đầu tư sẽ mua và thực hiện giao nhận vật chất để sở hữu sản phẩm khi hợp đồng kết thúc. 

Ưu điểm:

• Đa dạng hóa: Giúp đa dạng hóa danh mục của nhà đầu tư. 

Nhược điểm: 

• Lợi nhuận 1 chiều: Chỉ có lời khi giá hàng hóa tăng. 

• Chi phí kho bãi, vận chuyển: Đầu tư hàng hóa vật chất sẽ rất tốn chi phí lưu kho, vận chuyển cho khối lượng hàng hóa lớn. 

• Cần vốn lớn: Để mua hàng hóa vật chất với khối lượng lớn, nhà đầu tư cần số vốn rất lớn. 

1.2. Đầu tư hàng hóa phái sinh

Đầu tư hàng hóa phái sinh là một thỏa thuận giữa 2 bên mua/bán 1 sản phẩm với mức giá đã được thỏa thuận, tại thời điểm đã xác định trước. Tùy vào loại hợp đồng, sẽ có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của đôi bên đối với việc giao, nhận hàng hóa. 

Nhà đầu tư có thể kiếm lời dựa trên biến động tăng giảm hàng hóa mà không cần trực tiếp sở hữu hàng hóa đó. Các hợp đồng phái sinh phổ biến như hợp đồng chênh lệch CFD, quyền chọn, hoán đổi, tương lai…

Ưu điểm:

• Có thể kiếm lời 2 chiều: Kể cả khi thị trường giảm điểm, nhà đầu tư vẫn sẽ có lợi nhuận. 

• Không tốn chi phí kho bãi: Do tính chất không sở hữu trực tiếp tài sản cơ sở nên nhà đầu tư không tốn chi phí lưu kho, vận chuyển…

• Đầu tư với vốn khiêm tốn: Với cơ chế đòn bẩy linh hoạt, nhà đầu tư có thể giao dịch với số vốn nhỏ trên giá trị giao dịch lớn và khuếch đại lợi nhuận tiềm năng. 

Nhược điểm: 

• Phải biết quản lý đòn bẩy: Đòn bẩy trong phái sinh giúp khuếch đại lợi nhuận nhưng cũng có thể gia tăng mức rủi ro, nhà đầu tư cần biết quản trị đòn bẩy.

• Có kiến thức chuyên sâu: Khác với đầu tư hàng hóa vật chất, với các giao dịch hàng hóa phái sinh, nhà đầu tư cần nghiên cứu sâu về phân tích kỹ thuật. 

Hiện nay, với các giao dịch hàng hóa phái sinh, các sàn giao dịch online luôn cung cấp các công cụ quản lý rủi ro, chia sẻ thường xuyên kinh nghiệm từ chuyên gia và có sẵn tài khoản DEMO để tập luyện. 

Ngoài ra, do có cơ chế hỗ trợ từ đòn bẩy, nhà đầu tư có thể đầu tư hàng hóa với số vốn tối thiểu chỉ từ 2 USD. Với những hỗ trợ đa dạng của các sàn giao dịch hàng hóa, nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm hoàn toàn có thể tham gia đầu tư. 

Như vậy, việc đầu tư vào hàng hoá phái sinh phù hợp với nhiều đối tượng trader, đặc biệt những người có vốn đầu tư nhỏ. Tuy nhiên, cần có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhất định trước khi giải ngân vốn thật để giảm thiểu rủi ro thua lỗ.

 

5. Phí giao dịch hàng hóa phái sinh

Phí giao dịch hàng hoá phái sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào từng sàn giao dịch và loại sản phẩm giao dịch. Tuy nhiên, những khoản phí thông thường trong giao dịch hàng hoá phái sinh bao gồm:

  • Phí mở tài khoản: Nhiều nhà môi giới và sàn giao dịch không tính khoản phí này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, công ty môi giới có thể tính khoản phí mở tài khoản hoặc phí duy trì tài khoản sau một khoản thời gian nhất định.

  • Phí nạp/ rút tiền: Khoản phí này có thể được tính dựa trên phương thức nạp/ rút tiền hoặc số lượng tiền mà trader sử dụng. Ví dụ, nếu bạn nạp tiền bằng thẻ tín dụng, bạn có thể phải trả khoản phí chuyển khoản.

  • Phí hoa hồng: Đây là khoản phí mà sàn giao dịch tính cho mỗi lần mua bán sản phẩm. Phí này có thể được tính theo phí cố định hoặc phần trăm giá trị giao dịch.

  • Phí spread: Spread là sự khác biệt giữa giá mua và giá bán, và được tính dựa trên thị trường thực tế của sản phẩm.

  • Phí giữ vị thế qua đêm: Nếu các nhà đầu tư giữ vị thế qua đêm, họ có thể phải trả phí giữ mở vị thế. Phí này thường được tính dựa trên giá trị của vị thế. 

Các loại phí này đều được công bố rõ ràng tại các công ty môi giới uy tín. Trader nên tìm hiểu kỹ trước khi giao dịch vì phí này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của trader.

 

6. Nhận định thị trường hàng hóa phái sinh

Thị trường hàng hoá phái sinh ngày càng phát triển mạnh mẽ do sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trên toàn cầu. Không chỉ còn là công cụ tài chính của những nhà sản xuất và doanh nghiệp trong việc bảo vệ biến động giá của hàng hoá, hay sân chơi của những nhà đầu tư lớn trong việc kiếm lợi nhuận chênh lệch giá, mà hiện nay những nhà đầu tư cá nhân với số vốn nhỏ đều có thể tham gia. 

Thanh khoản thị trường hàng hoá phái sinh 2009-2019

Thanh khoản thị trường hàng hoá phái sinh 2009-2019 (Nguồn: FIA)

Theo báo cáo từ Liên đoàn sở giao dịch thế giới (The World Federation of Exchanges -WFE) thì năm 2020, khối lượng giao dịch hàng hoá phái sinh tăng 34,1%, năm 2021 tăng 11,5%.

Sự tăng trưởng trong thị trường giao dịch hàng hoá toàn cầu cũng là một yếu tố tích cực tác động đến thị trường hàng hoá phái sinh. Theo báo cáo đầu tháng 4/2023 của Tổ chức thương mại thế giới – WTO, năm 2023 kỳ vọng giao dịch hàng hoá toàn cầu tăng 1,7%, và 3,2% trong năm 2024. 

% thay đổi khối lượng giao dịch hàng hoá thế giới và tăng trưởng GDP 2015-2024

% thay đổi khối lượng giao dịch hàng hoá thế giới và tăng trưởng GDP 2015-2024 (Nguồn: WTO)

Xu hướng tăng giá mạnh của các loại hàng hoá trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022 những bất ổn trong kinh tế vĩ mô, tình hình địa chính trị đã bắt đầu có xu hướng hạ nhiệt từ cuối năm 2022 tới nay nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương. 

Xu hướng giá các loại hàng hoá

Xu hướng giá các loại hàng hoá (Nguồn: WTO)

Với kỳ vọng lạm phát được kiềm chế và lãi suất được nới lỏng dần từ cuối năm 2023, thì giá cả thị trường hàng hoá sẽ dần ổn định hơn. Điều này có thể giúp các trader quản trị rủi ro tốt hơn trước các biến động giá hàng hoá. Ngoài ra, khi kinh tế toàn cầu hồi phục thì thanh khoản và giá trị hàng hoá sẽ tăng mạnh, giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch tại thị trường phái sinh. 

 

7. Lời kết

Thị trường hàng hoá phái sinh là một phương tiện tài chính quan trọng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong việc giảm thiểu rủi ro giá cả của hàng hoá. Đồng thời, nó cũng mang lại nhiều cơ hội kiếm lời tiềm năng cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại hình đầu tư tài chính nào khác, việc tham gia thị trường này cũng có những rủi ro và cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi ra quyết định mua bán. 

Để thành công trên thị trường hàng hoá phái sinh, các nhà đầu tư cần có kiến thức về thị trường, hiểu về loại hàng hoá mà mình đầu tư. Ngoài ra, trader cũng cần có chiến lược giao dịch và quản trị rủi ro hiệu quả theo diễn biến thị trường.

Khám phá thêm​

03 bước đơn giản để giao dịch toàn cầu với 50.000 vốn ảo miễn phí