Ngoài việc nắm bắt các chỉ số phân tích kỹ thuật thiên về định lượng, “đọc vị” tâm lý của thị trường là một mục tiêu quan trọng để dự báo xu hướng ngắn hạn trong đầu tư. Vậy, phân tích tâm lý thị trường (sentiment analysis) là gì và bạn sẽ sử dụng công cụ này như thế nào?
1.Sentiment Analysis là gì? Có nên sử dụng?
Dù bạn đang giao dịch cổ phiếu, forex hay tiền điện tử, dù bạn đang dùng phương pháp phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật, bạn sẽ luôn bị “ám ảnh” bởi câu hỏi: “Bạn cảm thấy thế nào về thị trường – bạn nghĩ chúng sẽ tăng hay giảm trong tương lai?”. Đây là một ví dụ nhỏ cho thấy tâm lý của một nhà đầu tư với thị trường tài chính.
Nhìn rộng hơn, tâm lý thị trường đại diện cho tâm trạng và cảm giác chung của các nhà giao dịch. Phân tích tâm lý thị trường (Sentiment Analysis) là việc phân tích cảm xúc, nắm bắt thái độ của thị trường, giúp bạn đánh giá liệu đám đông nhà đầu tư đang cảm thấy lạc quan hay bi quan về thị trường, từ đó dự đoán xu hướng giá có thể di chuyển trong tương lai.
Vậy nhưng, bạn nên tin vào nhận định cá nhân, hay chạy theo tâm lý thị trường?
Thông thường, vẫn có những nhà đầu tư có tâm lý trái ngược, ví như khi thị trường lạc quan thì vẫn có trader thể hiện thái độ bi quan. Tuy nhiên, nếu bạn theo trường phái giao dịch ngắn hạn, bạn phải hiểu được tâm lý thị trường, từ đó xác định xu hướng và đưa tâm lý đám đông vào quyết định đầu tư, vì tâm lý chung thị trường sẽ luôn có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng ngắn hạn.
Dù là phương pháp mang tính định tính, nhưng ngày nay, nhiều sàn giao dịch lớn đều đã cung cấp các thước đo đo lường chỉ số cảm tính thị trường miễn phí.
(Dựa vào các chỉ số cảm tính, bạn sẽ biết được thị trường đang trong xu hướng quá bán hay quá mua – Nguồn: Mitrade)
2. Ví dụ 1: phân tích tâm lý thị trường USDRUB
Phân tích tâm lý thị trường forex: Đồng RUB giảm giá và tâm lý nhà đầu tư sau chiến dịch quân sự Nga – Ukraine
Ngày 24/2/2022, Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt với Ukraine. Chỉ trong vòng 5 ngày, đồng tiền của Nga đã mất 40% giá trị khi ngày 28/2, tỷ giá USDRUB chỉ còn 117,75.
Ngoài bị ảnh hưởng bởi việc tháo chạy dòng vốn ngoại khiến nguồn cầu RUB giảm mạnh do các lệnh trừng phạt kinh tế, tâm lý bán tháo của nhà đầu tư cũng khiến giá trị RUB tụt dốc không phanh.
Trên thị trường, nhà đầu tư ồ ạt bán ra RUB khi lo sợ chiến tranh tại Ukraine sẽ kéo dài, các lệnh trừng phạt lên Nga sẽ khiến cán cân thương mại nước này bị ảnh hưởng. Thậm chí, chỉ trong vài ngày đầu tháng 3, giá trị RUB đã xuống mức thấp kỷ lục khi 1 USD = 37RUB. Ngày 3/3, Ngân hàng Trung ương bất ngờ có động thái tăng lãi suất RUB từ 5,5% lên 7%, tuy nhiên vẫn không khiến nhà đầu tư quay đầu và cứu vãn được tình thế trong 1 thời gian dài.
3. Ví dụ 2: phân tích tâm lý thị trường Dogecoin
Phân tích tâm lý thị trường tiền điện tử: Dogecoin nhiều lần tăng vọt trong ngắn hạn vì vài dòng Twitter của Elon Musk
Hồi cuối tháng 5/2022, tỷ phú người Mỹ Elon Musk khiến Dogecoin tăng vọt 10%, lên 0,09 USD chỉ sau một thông báo trên tài khoản cá nhân Twitter liên quan đến việc cho phép mua sản phẩm của Tesla và SpaceX bằng tiền mã hóa Dogecoin. Ngay lập tức, khối lượng giao dịch 24h của đồng tiền mặt chó này cũng tăng hơn 75%, đạt mốc 1,06 tỉ USD.
▲▲▲ Theo dõi biểu đồ trực tuyến của 400+ thị trường trong Nền tảng Mitrade ▲▲▲
Hiện tại, giá trị thực của đồng Dogecoin vẫn mang nhiều tranh cãi, bởi Dogecoin không được đánh giá là công cụ lưu trữ tài sản đáng tin cậy, và cũng không mang lại nhiều chức năng trong thị trường blockchain như các đồng tiền khác, chẳng hạn như Ethereum.
Tuy nhiên, việc CEO của Tesla nhiều lần ưu ái nói về đồng Dogecoin, thậm chí những người nổi tiếng như Snoop Dogg, Mark Cuban cũng công khai thích thú với Dogecoin đã thúc đẩy sự quan tâm của các nhà đầu tư mới, thúc đẩy tâm lý hưng phấn của họ để sở hữu đồng tiền này. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư tin rằng người khác sẵn sàng mua Dogecoin với giá cao hơn và sợ rằng sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt này, vì thế cũng đổ xô vào đồng Dogecoin.